Cách kiểm tra số liệu từ 1 đến 8 trước khi lập báo cáo tài chính.

1.    CÁC BẠN LÀM KẾ TOÁN THÌ CÁC BẠN PHẢI KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC SỐ DƯ CUỐI KỲ CỦA TÀI KHOẢN TỪ 1 ĐẾN 4 PHẢI ĐÚNG (đúng về mặt số liệu và cả tính có thực) trước khi lập báo cáo gửi cho Sếp.

2.    CÒN ĐỐI VỚI NHỮNG TÀI KHOẢN PHÁT SINH KHÔNG CÓ SỐ DƯ (TỪ 5 ĐẾN 9) thì làm sao kiểm tra số liệu đó đúng?.trước khi lập báo cáo gửi cho Sếp

✔✔✔CÂU HỎI ĐẶT RA: Làm sao khẳng định số liệu (số dư từ loại 1 đến loại 4 đúng  về mặt số liệu cũng như tính có thực của tài sản. Còn đối với số phát sinh từ loại 5 đến loại 8 đúng được hiểu như thế nào. Đây là điều mà các bạn kế toán cần phải biết???

☞☞☞TRẢ LỜI: Các bạn cần nắm bản chất và nguyên tắc sau để áp dụng trong thực tế khi làm việc tại Công ty mình

A.    ĐỐI VỚI NHỮNG TÀI KHOẢN TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 4
+Đối với những tài khoản TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 4 MÀ CÓ SỐ DƯ thì tài khoản nào mà có đối tượng thì chúng ta dùng THỦ TỤC LÀ ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH LẠI SỐ LIỆU. (Ví dụ như Tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, công nợ phải trả, thuế phải trả, phải trả khác....). Hoặc có thể nhớ là tài khoản nào mà có 2 người cùng ghi thì 100% phải đối chiếu để khẳng định số liệu.

+Đối với những tài khoản tài sản loại 1 và 2 thì tài khoản tài sản ngoài vấn đề đối chiếu số liệu như trên để khẳng định số liệu. Những tài sản nào mà CẦM NẮM ĐƯỢC thì kế toán phải kiểm tra tính có thực của tài sản BẰNG CÁCH LÀ KIỂM KÊ.

+Những tài khoản nào mà có 2 nguồn số liệu theo dõi và báo cáo thì chúng ta phải đối chiếu 2 nguồn số liệu đó (Ví dụ 133;33311 thì chúng ta cần phải đối chiếu với nguồn số liệu mà đã gửi cho thuế cũng như đối chiếu công nợ với thuế). Nói tóm lại chỗ này số liệu của chúng ta mà có 2 nguồn cùng ghi thì phải đối chiếu

=> VẬY CÁC BẠN NHỚ 2 THỦ TỤC QUAN TRỌNG BẬC NHẤT CỦA NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN LÀ KIỂM KÊ VÀ ĐỐI CHIẾU ĐỂ KHẲNG ĐỊNH LẠI SỐ LIỆU ĐÚNG.

B.    ĐỐI VỚI NHỮNG TÀI KHOẢN TỪ LOẠI 5 ĐẾN LOẠI 8
+Đối với những tài khoản mà SỐ PHÁT SINH TỪ LOẠI 5 ĐẾN LOẠI 8 thì có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì số phát sinh nên chúng ta chỉ cần xem trong bảng cân đối số phát sinh tổng phát sinh nợ bằng tổng phát sinh có và không có số dư cuối kỳ là ok rồi

+Ngoài ra chúng ta tùy theo từng tài khoản mà chúng ta có những cách kiểm tra khác nhau để khẳng định lại số liệu phát sinh trong kỳ  là đúng và ghi nhận đúng kỳ (Không có 1 nguyên tắc chung nào cả.). Tôi lấy vài ví dụ cho các bạn dễ hình dung.

- Ví dụ phân tích 632 giá vốn có hợp lý so với doanh thu hay không, với ngành này 632 chiếm bao nhiêu % doanh thu là hợp lý, Nếu không thấy phù hợp thì phải tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Xem 632 bên nợ có khớp với bên Có 155,1561 hay không (nếu không thì tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cũng như điều chỉnh kịp thời). Ngoài ra, cần xem xét cách tính giá thành tại Công ty có phù hợp hay không? Vì nó ảnh hưởng đến thành phẩm mà thành phẩm thì ảnh hưởng giá vốn. Nhất là khi các bạn làm dịch vụ kế toán thì thông thường tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành thường không chuẩn. Dẫn đến 632 cũng không chuẩn. Vì một khi giá thành chuẩn thì 632 sẽ chuẩn…còn nhiều vấn đề để nói chỗ này. (Vì 632 là đi từ 155 mà một 155 là đi từ 154 mà 154 từ 621,622,627 cũng như số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Đồng thời ảnh hưởng bởi cách đánh giá sản phẩm dở dang nữa…

- Ví dụ 6414;6424;6274 thì chúng ta đối chiếu với 214 về mức trích khấu hao trong năm có khớp không. Khớp với bên có 214

- Ví dụ như 622;6411;6421;6271 thì chúng ta đối chiếu với 334 bên có có khớp không?

- Ví dụ như 635 thì chúng ta xem chi phí phát sinh lãi vay đã hạch toán đủ 12 tháng chưa, chứ không phải phụ thuộc vào vấn đề là trả tiền lúc nào thì ghi chi phí lãi vay lúc đó là chưa đúng?

-Ngoài ra cần lưu ý chi phí năm nào thì ghi chi phí năm đó (Ví dụ năm 2017 mà có nhận được hóa đơn chi phí năm 2016 tức là hóa đơn tháng 12/2016 thì phải hạch toán vào chi phí của năm 2016 chứ không được hạch toán chi phí năm 2017). Trích trước chi phí cuối năm ví dụ như chi phí tiền thưởng cuối năm mà sang năm sau mới trả. 

-Lập dự phòng nợ phải thu có đòi đã lập chưa nếu thực chất doanh nghiệp có nợ phải thu khó đòi thì phải lập thì chi phí mới đúng được? Lập dự phòng hàng tồn kho nếu doanh nghiệp thực chất có hàng tồn kho mà giá bán nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng
-.............................

-Còn đối với 511 thì chúng ta đối chiếu số liệu trên sổ của chúng ta với số liệu báo cáo thuế GTGT mà đã gửi cho thuế.....2 số này về nguyên tắc phải khớp nhau. 

BÊN TRÊN LÀ 1 VÀI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ CÁC BẠN NHỚ KIỂM TRA TRƯỚC KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

Xem bài sự khác nhau giữa thuế và kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP