Kế toán tổng hợp làm gì

KẾ TOÁN TỔNG HỢP SẼ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ.


❤Như các bạn đã biết cách làm của kế toán từng phần hành mà tôi đã Post lên FB trong mấy tuần quan (Gồm Kế toán thanh toán, Kế toán hàng tồn kho, Kế toán tiền lương, Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ, Kế toán theo dõi tài sản cố định, CCDC và Chi phí trả trước). Vậy trong Công ty có Vị trí kế toán Tổng hợp. Vậy Kế toán tổng hợp là làm những Công việc gì???❤

Trả lời

✔️Theo sơ đồ Tổ chức phòng kế toán thì Kế toán tổng hợp chỉ dưới Kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp quản lý kế toán từng phần hành và chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng.

✔️Kế toán tổng hợp sẽ phân công công việc trực tiếp cho kế toán từng phần hành (Gồm tổ chức hạch toán kế toán cũng như cách sắp xếp chứng từ của kế toán từng phần hành) . Kế toán trưởng không nên chỉ đạo trực tiếp đến kế toán từng phần hành mà phải do Kế toán tổng hợp chỉ đạo (trong trường hợp mà kế toán tổng hợp truyền đạt sai ý hoặc chưa hiểu ý Kế toán trưởng thì kế toán trưởng có thể tổ chức cuộc hợp để truyền đạt lại cho kế toán từng phần hành cũng như kế toán tổng hợp nắm). Vì sao phải làm như vậy. Rất đơn giản, làm như vậy cũng là để vai trò của kế toán tổng hợp là có giá trị, lúc đó công việc trong phòng kế toán mới chạy tốt. Nếu mà chỉ đạo trực tiếp thì dẫn đến việc tác nghiệp sẽ lộn xộn.

✔️Tùy theo mô hình của mỗi Công ty mà kế toán tổng hợp sẽ làm những công việc khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát những công việc mà kế toán tổng hợp sẽ làm.

⏩Thứ nhất: những nghiệp vụ nào mà kế toán từng phần hành đã làm rồi thì kế toán tổng hợp sẽ không làm nữa mà chỉ thực hiện chức năng kiểm tra lại xem kế toán từng phần hành đã làm đúng chưa để hướng dẫn điều chỉnh kịp thời.

⏩Thứ hai:Sẽ làm những nghiệp vụ mà kế toán từng phần hành chưa làm, ví dụ như nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành, kết chuyển từ loại 5 đến loại 8 vào tài khoản loại 9…(Những nghiệp vụ nào thì các bạn xem bên dưới sẽ chi tiết hơn)

⏩Thứ ba: Thực hiện nghiệp vụ tính giá xuất kho cuối tháng (thường làm trong phần mềm kế toán thì sẽ làm phần này cuối tháng)

⏩Thứ tư: Thực hiện nghiệp vụ tập hợp chi phí 621;622;627 mà kế toán từng phần hành đã hạch toán bên nợ 621;622;627. Sau đó, kế toán tổng hợp kết chuyển vào tài khoản 154 tính giá thành và thực hiện nghiệp vụ nhập kho thành phẩm. Sau khi tính giá thành xong và thực hiện nghiệp vụ nhập kho thành phẩm (Nợ 155 Có 154). Kế toán tổng hợp chuyển chi tiết nhập kho thành phẩm cho kế toán phần hành hàng tồn kho nhập chi tiết.

⏩Thứ năm: Kết chuyển doanh thu và chi phí từ loại 5 đến loại 8 kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả kinh doanh và tính ra số thuế TNDN phải nộp cũng như hạch toán thuế TNDN phải nộp

⏩Thứ sáu: Kết chuyển nghiệp vụ khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT để xác định thuế GTGT phải nộp.

⏩Thứ bảy:Lập tờ khai thuế GTGT và Tờ khai thuế TNCN cũng như Tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN cuối năm. Cũng như Lập tờ khai thuế môn bài. Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn. Đặt in hóa đơn; Báo cáo mất hóa đơn. Làm hồ sơ hoàn thuế nếu có. Nói chung la liên quan đến thuế

⏩Thứ tám: Lập Báo cáo tài chính cũng như tập hợp những báo cáo của kế toán từng phần hành gửi cho Lãnh đạo của Công ty cũng như gửi cho các Cơ quan chức năng nhà nước

⏩Thứ chín: Lập những báo cáo khác theo như yêu cầu của Lãnh đạo Công ty.

⏩Thứ mười: In sổ sách và những chứng từ khác mà kế toán tổng hợp phụ trách để lưu vào file hồ sơ còn những chứng từ khác thì do kế toán từng phần lưu. Kế toán phần hành nào sẽ lưu chứng từ kế toán phần hành đó

⏩Thứ mười một: Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến.Tùy theo từng quy mô và đặc thù kinh doanh của mỗi công ty, mỗi kế toán tổng hợp lại đảm đương một vai trò khác tùy thuộc vào sự phân công của kế toán trưởng. Vì vậy, nếu chuẩn bị với vai trò của kế toán tổng hợp thì bạn có thể hình dung sơ bộ về kế toán tổng hợp ở những công việc trên.

⏩Thứ mười hai: Năm thật vững những chính sách, quy trình, quy định của Công ty ban hành cũng như những quy định của Luật thuế để hỗ trợ tốt trong quá trình Kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty.

✔️Quyền hạn: Giám sát công việc của Kế toán từng phần hành

✔️Quan hệ công việc: 
Chịu sự điều hành trực tiếp từ Kế toán trưởng
Quan hệ công việc với các phòng ban trong công ty, Cơ quan thuế, ngân hàng và các đối tác khác.

?Dưới đây là quan điểm của Kế toán tổng hợp tại mô hình Công ty bán xe ô tô để các bạn nắm mà có những nhận định đúng về vai trò của Kế toán tổng hợp khi đi làm. Mỗi nơi mỗi khác, ăn thua là cách quản lý và điều hành của Chủ doanh nghiệp. Muốn mình đạt đến trình độ nào.?
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CẦN PHẢI QUẢN TRỊ SONG HÀNH VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

A. Phần 1 - Quan điểm tài chính kế toán hiện nay

❌Quan điểm cũ : Kế toán chỉ là công cụ ghi chép lại nghiệp vụ đã phát sinh (đã xảy ra) và có xử lý, điều chỉnh để phù hợp với CHÍNH SÁCH THUẾ, tối ưu về mặt thuế (tức làm sao đóng thuế ít nhất) mà không quan tâm đến quy trình hoạt động của từng nghiệp vụ xảy ra tại Công ty. Không quan tâm đến vấn đề kiểm soát tại Công ty.
Hậu quả :
Kế toán thụ động, không hiểu kinh doanh, không tham gia từ đầu của từng hoạt động trong công ty. Không năm bắt được tình hình hoạt động của Công ty.
Không nắm bắt chủ trương, quyền hạn bị giới hạn
Không biết rủi ro từng hoạt động trong các giao dịch của Công ty, không biết quy trình thực tế hoạt động của Công ty
Giám đốc làm sai, tuỳ tiện.=> Dẫn đến rủi ro cũng không biết và cũng không cảnh báo.
Khả năng khác : Giao tiếp, đàm phát, linh hoạt không thể phát huy

❌Quan điểm hiện nay : Phá bỏ hoàn toàn quan điểm cũ, kế toán tài chính cùng đi ở điểm xuất phát là chiến lược, tìm nguồn vốn, phân tích đầu tư, đánh giá, nhận định về đầu tư, thị trường, sản phẩm, nhập hàng, sản xuất, tình hình nhập khẩu, chính sách ảnh hưởng, con người, …
Chính vì thế các yêu cầu quản trị tài chính kế toán hiện nay đối với Công ty là
1. Nắm bắt chủ trương hoạt động kinh doanh, bán hàng gắn liền quản trị được vốn đầu tư. (Vấn đề này cần được sự chia sẻ của các chủ đầu tư để cùng hiểu và cùng quản trị).

2. Hệ thống hoá các sản phẩm, thị trường, vị thế của Công ty hiện tại (đang nằm ở mức nào). Tức hiểu về kinh doanh là mình phải biết mình kinh doanh sản phẩm gì và đối thủ của chúng ta, chúng ta chiếm lĩnh bao nhiêu phân trăm thị trường, xe nào là chủ lực của chúng ta và vị thế của Công ty mình so với các khu vực thì mình đứng thứ mày về sản lượng và doanh thu

3. Kiểm soát toàn diện các hoạt động ( Bán xe, dịch vụ, phụ tùng). Tức là chúng ta phải nắm toàn diện hoạt động của 1 đơn vị từ lúc tư vấn bán hàng tiếp xúc khách hàng, làm hợp đồng, hổ trợ tín dụng, xuất hóa đơn, theo dõi công nợ đến giao xe, khách hàng quay vào bảo hành bảo dưỡng…căn cứ theo quy trình, linh hoat theo từng trường hợp để xử lý tình huống. PHẢI NẮM QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

4. Kiểm soát dòng tiền trong nội bộ và lưu chuyển hệ thống (anh đã quản lý tốt dòng tiền của đơn vị chưa, vì nếu anh ko kiểm soát tót thì để tiền tồn động)

5. Quyết định mọi khoản chi và điều hành tối ưu về chi phí (anh có biết trường hợp nào là cần bao nhiêu chi phí để xét duyệt phù hợp, ví dụ: Văn phòng phẩm, đồ dung CCDC có giá trị nhỏ phải theo dõi bằng excel cho dù đưa chi phí 1 lần, tức là chi phí phải hợp lý).

6. Hệ thống tài sản, hàng hoá và có phương pháp quản lý tối ưu tài sản, hàng hoá ( Nhà xưởng, thiết bị, công cụ dụng cụ, xe, phụ tùng ).Anh phải biết là tài sản hiện hữu tại đơn vị mình do ai quản lý và sử dụng, khi bàn giao tài sản, CCDC cho ai thì anh phải có biên bản bàn giao cho ai, và quản lý theo dõi đầy đủ trong sổ sách.

7. Quản lý nợ, hồ sơ xe có khoa học (Kế toán phải lưu hồ sơ xe: Vì là hồ sơ là hồn của chiếc xe, mục tiếp theo là để quản lý hồ sơ xe không cho hồ sơ xe tồn quá lâu, và tùy hình thực tế để xử lý, Ví dụ: Trường hợp Cty mình khách hàng Minh mua 3 xe bus đặc thù màu sơn thanh toán 2 xe còn 1 xe thì các anh xử lý như thề nào)
Trả lời:
?Vẫn giao xe cho khách hàng (đủ 3 chiếc) với điều kiện là phải có số tiền đặt của chiếc xe thứ 3 chứ không thể nào mà giao 2 xe cho khách trong khi khách hàng không đặc cọc chiếc thứ 3. Hoặc là chỉ giao 2 xe cho khách thôi, chiếc xe còn lại giữ lại và phái đáp ứng điều kiện thanh toán trong quy trình bán xe thì mới tiến hành giao xe
?Quản lý công nợ phải thu xe:đã nắm được quy trình bán hàng của Công ty chưa?
?Quản lý công nợ phải thu dịch vụ phụ tùng: công nợ bảo hiểm có ký kết đơn vị thì được nợ. Ngoài ra thì không được phép cho nợ
?Quản lý công nợ tạm ứng: phải đôn đốc hoàn ứng sau khi đã hoàn thành công việc.

8. Yêu cầu về đào tạo, tổ chức bộ máy kế toán để phát triển
Luôn luôn luân chuyển nhân sự kế toán từng phần hành để các anh em trong phòng kế toán có sự hiểu biết đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , các phần hành kế toán

9. Khả năng điều hành tài chính tín dụng, chủ trương lớn của công ty, về hỗ trợ bán xe.

⛔Nếu KTT không có ở nhà thì KTTH có xử lý được các vấn đề về tín dụng, cụ thể: về điều chuyển ngân hàng ví dụ như 1 bộ hồ sơ mà ngân hàng A không cho vay thì KTTH sẽ hướng dẫn cho HTTD ngân hàng khác được hay không, có mối quan hệ với ngân hàng

⛔Chủ trương lớn của Cty: anh có được chia sẻ từ KTT (ví dụ ngân hàng nào là ngân hàng chiến lược của Cty…)

⛔Hổ trợ tín dụng để làm gì? (mục đích hỗ trợ là để phục vụ tốt cho việc bán hàng hiện tại , tương lai mở cty tài chính).

B. Phần 2 – Các quản trị chủ yếu cần thực hiện hiện nay

?B. 1 Quản lý bán xe và thu hồi công nợ :Trong Công ty, bán xe và thu nợ là nghiệp vụ chủ yếu nhất, cần phải quản lý chặt chẽ, nó cũng là dòng tiền và công nợ chủ yếu của Công ty. Các bạn cần phải nắm được quy trình bán xe và thu hồi công nợ của Công ty.

B.1.1 Bán hàng
+Giao dịch bán hàng, 
+Ký kết hợp đồng (Kiểm pháp lý) , khách hàng đặt cọc 
+Đề nghị hồ sơ, nhận hồ sơ
+Quản lý thanh toán khách hàng ( TM , TG)
+Hỗ trợ tín dụng (nếu có) – KTT điều tiết hồ sơ và ngân hàng giao dịch
+Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của KH
+Giao xe, hồ sơ

B.1.2 Dòng tiền thực hiện : Nguyên tắc công nợ và dòng tiền theo từng xe như sau 
+Nhập xe ( Phải trả nhà cung cấp), theo dõi hàng tồn kho (xe) và công nợ phải trả
+Khách hàng thanh toán theo hợp đồng ( TM- TG) và chấm dứt nợ phải thu
+Chuyển trả nhà cung cấp chấm dứt nợ phải trả

?B. 2 Quản lý cung ứng dịch vụ - phụ tùng 
Ngoài bán xe, quản lý cung ứng dịch vụ, phụ tùng cần phải được tổ chức chặt chẽ từ khâu đề nghị vật tư, xuất kho, báo giá sửa chữa, thu tiền, hoàn thành thanh toán, ra cổng, nhằm thu đầy đủ tiền không bỏ sót, ngoai ra còn tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Phải nắm thật vững quy trình dịch vụ và sửa chữa xe cũng như cung cấp phụ tùng từ lúc khách hàng đưa xe vào sửa cho đến khi khách hàng mang xe ra khỏi công ty
Bùi Tấn Hải.

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP