Kế toán công nợ phải trả- Thường gặp những rủi ro nào

CÂU HỎI: Khi các bạn làm kế toán công nợ phải trả thì các bạn hay gặp những lỗi gì. Nếu chúng ta giải quyết tốt những lỗi này thì chúng ta sẽ làm tốt vai trò của kế toán công nợ???

TRẢ LỜI:
- Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả . Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả theo thời gian nợ (tức chưa chi tiết ra công nợ theo tuổi nợ)

- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán mà chưa thanh toán. (Tức là nợ nhà cung cấp lâu mà chưa chịu thanh toán cho họ).

- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm cũng như đối chiếu định kỳ để kiểm soát công nợ đúng sai mà điều chỉnh kịp thời.

- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả nhưng chưa tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời

- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì (Sai về mặt số tiền khi hạch toán hoặc sai thời điểm hạch toán)

- Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ, tức là chỉ theo dõi VND mà không theo dõi phần nguyên tệ (Đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì theo dõi cả phần tiền VND và ngoại tệ).

- Chưa đánh giá chệnh lệch tỷ giá giá cuối năm đối với những khoản công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán

- Chưa hạch toán tiền lãi chậm trả hoặc tiền phạt

- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

- Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác (nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ để chứng minh là đã xóa nợ).

- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng. Khi lập Báo cáo tài chính không dùng sổ chi tiết theo từng đối tượng để lập mà lấy sổ cái để lập=> Dẫn đến trình bày báo cáo tài chính chưa đúng

- Số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau

- Ghi nhận khoản phải trả chỉ dựa vào hóa đơn mà không biết hàng đó đã về đến kho chưa để sử dụng tài khoản cho đúng (Ví dụ như hàng mua đang đi trê đường đã thuộc sở hữu Công ty là ngày 1/6/2016 nhưng đến ngày 3/6/2016 hàng mới về đến kho, nhưng kế toán vẫn dựa vào hóa đơn ghi tài khoản 1561 tại ngày 1/6/2016 nhưng thực chất ngày 1/6/2016 hàng chưa về đến kho).

-Chưa thống nhất về mặt chứng từ khi mua chịu nhà cung cấp thì thời gian nào xác nhận là ghi sổ khoản phải trả cho nhà cung cấp (Ví dụ Công ty mua chịu nhiều lần trong tháng và đến cuối tháng nhà cung cấp mới xuất hóa đơn cho Công ty thì hàng ngày mua chịu chỉ có hóa đơn lẻ. Nhiều kế toán không ghi nhận công nợ phải trả hàng ngày mà đợi cuối tháng có hóa đơn GTGT để ghi nhận công nợ phải trả)

-Mua hàng nhưng không yêu câu nhà cung cấp xuất hóa đơn cho từng lần mua mà đợi cuối tháng xuất hóa đơn 1 lần. => Đề nghị mua lần nào xuất hóa đơn lần đó

- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

- Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.

- TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.

- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.

Xem những rủi ro của kế toán thanh toán tại đây

Xem những rủi ro hay gặp của kế toán theo dõi tạm ứng và kế toán thuế GTGT được khấu trừ tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP