Những lỗi thường gặp thuế gtgt được khấu trừ và tạm ứng

✪CÂU HỎI: Khi các bạn làm kế toán theo dõi những khoản tạm ứng (TK 141) và thuế GTGT được khấu trừ đầu vào (TK 133) thì các bạn hay gặp những lỗi gì?

✔TRẢ LỜI:
A. TẠM ỨNG
- Chưa theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng

- Chưa đối chiếu số tiền tạm ứng từng nhân viên với đối tượng nhận tạm ứng. Bởi vì có nhiều nhân viên tạm ứng không ký xác nhận tạm ứng (Bởi vì có nhiều nguyên nhân, ví dụ như thực chất là khoản tạm ứng không còn nữa mà kế toán vẫn treo tạm ứng nên nhân viên không ký, trường hợp này xảy ra nhiều nhất là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp hệ thống 1 sổ)

- Chênh lệch giữa sổ chi tiết tạm ứng với biên bản đối chiếu tạm ứng nhưng không tìm hiểu nguyên nhân để xử lý.

-Thường có nhiều doanh nghiệp ghi vào khoản tạm ứng cho nhân viên là những khoản thực chất chi phí đã xảy ra rồi nhưng vẫn treo tạm ứng để sau này lấy hóa đơn với mục đích hóa giải khoản tạm ứng nhằm tối ưu hóa số thuế TNDN phải nộp=> Dẫn đến rủi ro cao về thuế=> Dẫn đến báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý

- Chữ kí trên biên bản đối chiếu tạm ứng khác chữ kí trên biên bản chấm công, bản thanh toán lương của từng nhân viên.=> Dẫn đến biên bản đối chiếu tạm ứng là giả để hợp thức hóa khi tiến hành kiểm toán

- Tạm ứng cho đối tượng ngoài công ty. Chỉ ghi vào 141 là những khỏa tạm ứng cho nhân viên của Công ty

- Chưa xây dựng quy chế tạm ứng và thanh quyết toán tạm ứng.Quy chế quản lý tạm ứng chưa chặt chẽ: thanh toán hoàn tạm ứng chậm, tạm ứng quá nhiều…chưa hoàn ứng đợt đầu đã tạm ứng đợt tiếp theo

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng không ghi rõ thời hạn hoàn ứng, số tiền, lý do sử dụng, không có chữ kí của kế toán trưởng.

- Số dư tạm ứng cuối năm lớn. Khoản tạm ứng quá thời hạn thanh toán lâu ngày chưa được xử lý.Đây là những dấu hiệu cho thấy những khoản tạm ứng này là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đang cố tình treo 141 để sau này tìm hóa đơn để hóa giải tạm ứng

- Công nợ tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đã chuyển công tác vẫn chưa được thu hồi.

- Sử dụng tạm ứng không đúng mục đích.

B. Thuế GTGT được khấu trừ

- Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện được khấu trừ nhưng kế toán vẫn hạch toán khấu trừ tức vẫn hạch toán 133 (Ví dụ như Hóa đơn GTGT không phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty; Ví dụ như Hóa đơn bị sai mã số thuế, sai tên công ty. Hóa đơn phục vụ cho nhu cầu cá nhân của Gia đình giám đốc.. Đi mua hóa đơn để tăng VAT được khấu trừ…) .

- Hóa đơn từ 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt mà vẫn hạch toán 133 (Do kế toán không nắm rõ luật thuế GTGT dẫn đến hạch toán sai và kê khai thuế GTGT sai)

-Hóa đơn mua tài sản cố định là xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có giá trị trên 1,6 tỷ nhưng vẫn hạch toán phần thuế GTGT khấu trừ 100%.(Trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) .Mà không hạch toán phần thuế GTGT tương ứng với phần vượt 1,6 tỷ vào nguyên giá của TSCĐ hoặc vào chi phí

- Kê khai khấu trừ thuế GTGT những hóa đơn mua vào mà phục vụ cho hoạt động SXKD của mặt hàng không chịu thuế.(Hóa đơn GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động SXKD không chịu thuế thì không hạch toán 133 và không được kê khai khấu trừ VAT mà hạch toán vào nguyên giá, Giá gốc và chi phí trong kỳ)

- Chênh lệch sổ sách và tờ khai thuế của tài khoản 133, không giải thích được nguyên nhân để điều chỉnh và xử lý kịp thời.

- Hàng mua được giảm giá chưa hạch toán giảm VAT đầu vào.

- Thường bỏ sót không hạch toán 133 và không kê khai khấu trừ những Giấy nộp tiền của thuế GTGT hàng nhập khẩu.

- Những hóa đơn mua thiếu, mua chịu từ 20 triệu đồng trở lên mà chưa trả tiền cho dù đến hạn thanh toán mà chưa trả tiền thì kế toán ngay lập tức điều chỉnh tờ khai thuế GTGT mà trước đó đã kê khai thuế. => Điều này là không phù hợp, bởi vì theo quy định của Luật thuế hiện hành cho dù chưa trả tiền hoặc đến hạn thanh toán nhưng chưa trả tiền thì thuế GTGT đầu vào của những tờ hóa đơn từ 20 triệu trở lên vẫn được khấu trừ (tức vẫn được hạch toán 133)

- Hạch toán khấu trừ thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra phải nộp, để số âm trên BCTC. Lưu ý: Chỉ khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra tức hạch toán Nợ 33311 Có 133 là so sánh giữa số phát sinh bên Có 33311 với số phát sinh Bên nợ 133 +Số dư đầu kỳ 133. Giữa 2 số liệu này, số nào nhỏ thì lấy.

-Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán vẫn hạch toán 133 và vẫn kê khai khấu trừ thuế

-Đối với Công ty kinh doanh vừa mặt hàng chịu thuế GTGT và mặt hàng không chịu thuế GTGT thì kế toán hay lúng túng trong vấn đề phân bổ thuế GTGT dùng chung cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế thì phân bổ như thế nào.

Xem những rủi ro hay gặp của kế toán thanh toán tại đây

Xem những rủi ro hay gặp của kế toán công nợ phải trả tại đây

Xem những lỗi thường gặp của kế toán tiền lương, xem tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP