Kế toán giá thành của loại hình công ty tổ chức nấu ăn về suất ăn công nghiệp

Kế toán giá thành suất ăn công nghiệp

1. Lập định mức NVL chính, nguyên vật liệu phụ theo tỷ lệ phù hợp cho 1 suất ăn để quản lý

2. Tính GIÁ THÀNH theo tháng chi tiết theo tường khách hàng hoặc suất ăn 

3. Phân bổ các yếu tố NVL phụ, SXC, Nhân công theo tiêu thức chi phí định mức NVL chính

4. Bảng kê thu mua hàng hóa hàng này và cách kiểm soát

5. Một số hạch toán cơ bản liên quan đến kế toán tính giá thành suất ăn công nghiệp
6. Do Cty tính ra số suất ăn trong ngày biết trước nên nguyên liệu mua về không có tồn kho (Hoặc có thể công ty mua thêm để dự trữ là tùy theo công ty mà có tồn kho hay không tồn kho nguyên vật liệu, các bạn cứ đặt là các bạn ông chủ của Công ty suất ăn công nghiệp thì các bạn sẽ thấy mình có cần mua dư nguyên liệu để làm ra suất ăn không hay ngày nào mua ngày đó để cho thức ăn tươi, ngon). Do đó, loại hình Công ty này không có sản phẩm dở dang khi chúng ta tiến hành tính giá thành.

*Vấn đề 01: Lập định mức Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ

– Căn cứ vào định mức chi tiết nguyên vật liệu chính cho 1 suất ăn do bếp trưởng lập và định mức nguyên vật liệu phụ (tiêu, ớt, mắm, đường, muối…) cho 1 suất ăn cũng do bếp trưởng lập

– Từ định mức nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cũng như một số khoản chi phí khác (Chi phí phân bổ CCDC ..) chi tiết cho từng món ăn kế toán thu thập thông tin giá cả nguyên vật liệu chính chính ở các siêu thị, sạp chợ…để áp giá mua để tính giá vốn tương ứng cho món ăn làm căn cứ tính giá bán cho phù hợp để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận

– Định mức nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ cho mỗi  suất ăn được lập lưu trữ tại doanh nghiệp để làm căn cứ tính giá thành. Đồng thời cũng làm căn cứ để giải trình cơ quan thuế sau này. Ví dụ bảng định mức nguyên liệu chính cho từng món ăn hàng ngày như sau (Nếu có sự thay đổi định mức thì phải làm lại, có bao nhiêu món ăn thì phải có bấy nhiêu bảng định mức)

*Vấn đề 02: Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán suất ăn công nghiệp: Yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cho những mặt hàng không lấy được hóa đơn chứng từ như rau củ quả, thịt cá….

– Thực tế các mặt hàng này vẫn lấy được hóa đơn nhưng chỉ là giá cả đắt hơn cho so với giá cả ngoài thị trường (chợ, mua của dân) đó là 4 ông lớn tiêu biểu: siêu thị coopmart, siêu thịmetro, Siêu thị Aeon, Vinmart. Do đó, khi làm ở loại hình doanh nghiệp suất ăn công nghiệp thì lựa chọn nếu mua được có hóa đơn mà giá bằng thị trường thì quá hay (không có gì phải bàn)

– Nếu mua hàng hóa có hóa đơn ở các ông lớn này thì phải có các yếu tố ràng buộc: đặt cọc ký quỹ, lấy hàng cũng phải theo quy trình thủ tục, giá cũng cao hơn thị trừơng bên ngoài, các vấn đề công nợ tồn đọng và thủ tục trả lại hàng nếu phát sinh cũng sẽ trở nên phức tạp theo quy định của họ ….

*Căn cứ:

– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

– Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó: Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ (không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hoá là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng tò sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân KINH DOANH (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưõng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

*Ghi chú:

– Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.

– Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

– Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

*Hồ Sơ làm căn cứ: Tham khảo
1. Hợp đồng mua bán (nếu có) kèm chứng minh thư người bán càng tốt

2. Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì đây là cá nhân, không phải là DN).

3. Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu là hàng hóa, TSCĐ, CCDC)

4. Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN

*Ghi chú: cách làm này sẽ có rủi ro

– Người dân không chịu hợp tác vì nếu đưa chứng minh thư để kẹp bảng kê họ sợ liên quan đến thuế má

– Cán bộ thuế không chấp nhận lý do mua thường xuyên liên tục với số lượng lớn và nhiều mà cá nhân thì không thể cung cấp số lượng lớn như vậy được

– Họ yêu cầu yếu tố chứng minh việc mua bán gắt gao, bởi việc mua bán này doanh nghiệp có thể kê khai khống số lượng, và giá trị hàng hóa mua vào

*Do đó: 
- Doanh nghiệp sẽ lập bảng kê thu mua ký với 01 cá nhân đại diện cung ứng NVL hàng ngày và cuối tháng lên cơ quan thuế xin cấp hóa đơn lẻ cho doanh nghiệp, cách này đảm bảo tuyệt đối về chi phí rủi ro về thuế sau này (tức là đang mua qua thương lái)

- Nếu khi thu mua lập bảng kê 01/TNDN thì yêu cầu cá nhân làm bản cam kết là tự đánh bắt, nuôi trồng...sản xuất ra để bán chứ không qua trung gian (thương lái) và có xác nhận của phường

*Vấn đề 03: Lập kế hoạch tính thu mua NVL chính và phụ phục vụ sản xuất suất ăn công nghiệp

– Căn cứ nhu cầu suất ăn công nghiệp (hợp đồng, phiếu đặt suất ăn …) mà các doanh nghiệp, cá nhân đặt kết hợp bảng định mức nguyên vật liệu chính và phụ của món ăn => Bộ phận Thu mua tính ra số nguyên liệu chính và phụ cần mua trong ngày= > Lập bảng kê đề nghị mua hàng.


Ví dụ mẫu xem bảng định mức tiêu hao nguyên liệu chính trong ngày sản xuất ra 3 món ăn và mỗi món ăn có 5 suất như sau. (Nhớ là đây là ví dụ để tham khảo để dễ hình dung cách làm chứ không quan tâm đến độ chính xác của từng loại định mức, vì mình không phải là bếp trưởng)

*Ghi chú: 

+ Định mức chi phí đầu vào nguyên vât liệu và phụ khống chế theo tỷ lệ 50%-70%/ Giá bán ra là phù hợp (Tùy theo quan điểm của mỗi người, không nhất thiết là chi phí nguyên vật liệu chính và phụ phải 50%-70% giá bán. Ăn thua là người chủ muốn lời bao nhiêu trên 1 suất ăn mà thôi)

+ Kết hợp nhân viên Thu Mua: nếu thấy đầu vào đắt : thông báo với ban giám đốc đồng thời đề xuất phương án đề xuất thu mua để giảm thiểu chi phí đầu vào cho rẻ

+ Căn cứ hợp đồng, phiếu đặt suất ăn …căn cứ số lượng người/ suất ăn mà đã được tính ra dựa trên định mức = > Bếp trưởng lập bảng kê chi tiết các nguyên liệu đầu vào: thịt, cá, rau , củ, quả….chuyển qua cho nhân viên tiếp phẩm tổ chức thu mua cung ứng kịp thời trong ngày

*Vấn đề 04: Yêu cầu Quản trị đối với bộ phận thu mua

1. Lập Chi tiết bảng kê đầu vào số lượng, chủng loại, chất lượng, thành tiền tổng là bao nhiêu theo phượng pháp ước lượng ? = > Lập giấy đề nghị tạm ứng tiền + Đơn đề nghị mua hàng = > Trình kế toán trưởng ký duyệt = > Tiến hành trực tiếp đi thu mua: tự liên hệ các đầu mối: chợ, siêu thị, người dân, các tụ điểm thu mua sao cho giá mua thấp nhất có thể = > Sau đó về quyết toán tạm ứng thừa hoặc thiếu

Ghi chú: Đối với những nhà cung cấp nào mà mua chịu, mua thiếu thì theo dõi công nợ theo từng đối tượng và thời hạn thanh toán để trả tiền cho đúng thời hạn quy định.

2. Sau khi đi mua về thì bộ phận thu mua tổng hợp chứng từ thu mua theo quy định của công ty đem lên phòng kế toán để làm quyết toán tạm ứng

*Thiết lập danh sách nhà cung ứng:

3. Liên hệ tìm kiếm các đơn vị tổ chức, cá nhân tập thể để tìm kiếm nguồn hàng mới sao cho giá rẻ, đảm bảo chất lượng đầu vào => lập các bảng kê danh sách nhà cung cấp đầu vào để thuận tiện công tác liên hệ thu mua : tên mặt hàng, điện thoại liên hệ (di động, bàn…), tên người đại diện để liên hệ…….

4. Thiết lập tách biệt danh sách hàng hóa đầu vào mua ngoài chợ và hàng hóa mua ở siêu thị, luân phiên và biến đổi khi nhà cung cấp này hết thì liên hệ nhà cung cấp khác để cung cấp NVL đầu vào cho phù hợp

*Vấn đề 05: Cách hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh

A.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính và phụ (Tài khoản 621)
– Chứng từ ghi sổ là:  Phiếu chi hoặc Phiếu kế toán phải trả nếu mua thiếu hoặc phiếu nhập kho nếu mà mua về vào kho còn không thì không lập phiếu nhập kho (nói chung tùy theo tình hình thực tế tại Công ty mà làm) hoặc phiếu kế toán hoàn ứng nếu trước đó tạm ứng và kèm theo bộ chứng từ gốc gồm:
Giấy đề nghị mua hàng
Bảng kê mua hàng 01/TNDN hoặc hóa đơn GTGT mua siêu thị
Giấy đề nghị hoàn ứng…

A.1 Cách làm 1: Mua nguyên vật liệu chính về nhập kho hàng ngày. Xuất chi phí nguyên vật liệu chính bảng định mức nguyên vật liệu chình còn mua về vẫn hạch toán nhập kho theo hóa đơn thực tế (Nhưng trường hợp này là số lượng trên hóa đơn khớp với số lượng theo thực tế mua, chỉ khác nhau về mặt đơn giá nếu có thể)

•    Nhập kho hàng ngày: Nợ TK 152 Nợ 133 (nếu có)/ Có TK 331 Có 111,Có 141. Sau đó nếu trả tiền ghi Nợ 331 có 111 (Luôn luôn ghi như vậy luôn cho dù nguyên liệu này mua về không biết đã trả tiền hay chưa trả tiền). Hoặc có thể giảm Có 141 nếu lúc trước có tạm ứng tiền đi mua. Nói chung tùy theo từng tình huống mà sẽ có cách hạch toán theo từng trường hợp. Ăn thua cách kiểm soát nghiệp vụ có thực là quan trọng nhất cũng như cách kiểm tra bộ chứng từ còn vấn đề hạch toán nợ có thì đơn giản.

•    Xuất kho nguyên vật liệu chính hàng ngày tính ra luốn để hạch toán luôn: nguyên vật liệu chính sử dụng THEO ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH mà dựa trên suất ăn hàng ngày đã được tính trước (Gồm định mức đã có và đơn giá ước đính đã có), kế toán lập phiếu xuất kho và ghi.
Xuất: Nợ TK 621/ có TK 152:=23.215+21.277+8.842=53.316 (Xem bảng tính chi phí định mức bên dưới sẽ thấy số liệu)
(Như vậy phần chi phí nguyên vật liệu chính và phụ về mặt số tiền nếu có xảy ra trên hóa đơn thực tế mua trong cao hơn so với chi phí nguyên vật liệu chính xuất theo định mức thì sẽ hạch toán trực tiếp vào Nợ 632 Có 152. Giả sử hóa đơn mua những nguyên liệu chính là 55.000 thì kế toán ghi phần chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu thực tế với chi phí nguyên vật liệu xuất theo định mức là 1.685 (55.000-53.316) sẽ được định khoản ghi sổ là Nợ 632 có 152: 1.685 . Nếu các bạn mua về mà không nhập kho qua 152 thì các bạn ghi thẳng Nơ 621 Có những tài khoản liên quan cũng không sao. Giả sử ở đây là đúng về mặt số lượng còn đơn giá mua thực tế cao hơn đơn giá theo bảng định mức. Còn nếu đúng về mặt số lượng nhưng trị giá trên phần hóa đơn nhỏ hơn trị giá nguyên vật liệu xuất theo định mức thì Các bạn ghi Nợ 152 có 711)

•    Cuối mỗi tháng kết chuyển từ 621 sang 154 để tính gía thành. Không thể nào kết chuyển hàng ngày được, Vì kết chuyển hàng ngày thì làm rất mệt và thiếu chi phí (Vì có những khoản chi phí là cuối tháng mới có ví dụ như chi phí tiền lương, chi phí gas): Nợ TK 154/ có TK 621

Giả sử theo bảng định mức nguyên vật liệu chính của 3 món ăn trong ngày được tính dựa trên định mức từng món ăn và đơn giá ước tính nguyên liệu chính từng món ăn để từ đó tính ra được chi phí nguyên vật liệu chính theo định mức (Nên nhớ đây là số liệu giả định để cho các bạn dễ hình dung chứ không tập trung vào số liệu chính xác. Vì mình không phải lá bếp trước nên không thể đưa ra được định mức chính xác và đơn giá chính xác được)

A.2 Cách 2: Mua nguyên liệu chính về nhập kho, nhưng cuối tháng phải kiểm kê nguyên vật liệu chính để tính ra Số nguyên liệu chính xuất ra để sản xuất. Từ phần định mức nguyên liệu chính đã có sẵn thì suy ra được nguyên liệu chính cho từng món ăn. Số nguyên liệu chính vượt định mức sẽ hạch toán trực tiếp vào 632 bằng cách so lấy số lượng chênh lệch giữa thực tế so với định mức*đơn giá xuất kho. Bài toán này chỉ áp dụng khi Công ty mua nguyên liệu chính về nhiều hơn nguyên liệu chính mà đã tính ra được định mức hàng ngày)

Ghi chú: Số lượng nguyên liệu chính xuất ra mỗi tháng để làm ra từng món ăn theo công thức=Tồn kho nguyên liệu chính đầu tháng +Số liệu chính chính nhập kho trong tháng-Số nguyên liệu chính tồn kho cuối tháng

Nợ 621:Số lượng nguyên liệu thực tế xuất ra*Đơn giá xuất kho bình quân tháng

Có 152: Số lượng nguyên liệu thực tế xuất ra*Đơn giá xuất kho bình quân tháng

Nếu số lượng thực tế xuất ra nhiều hơn số lượng tính theo định mức thì  kế toán hạch toán như sau:

Nợ 632: Số lượng chênh lệch giữa thực tế so với định mức*Đơn giá xuất kho bình quân

Có 621: Số lượng chênh lệch giữa thực tế so với định mức*Đơn giá xuất kho bình quân

B. Chí phí Rau, Củ, Quả Tài khoản 621 (Gồm rau muống, Rau sà lách, hành…nói chung tất cả các loại rau) thì không thể tập hợp riêng cho từng món ăn được mà phải phân bổ cho từng món ăn. Phân bổ chi phí Rau, Củ, Quả cho từng món ăn theo yếu tố doanh thu của từng món ăn hoặc theo yếu tố chi phí nguyên vật liệu chính của từng mòn ăn phát sinh trong tháng. Ở đây mình làm là phân bổ Chi phí Rau, củ, quả theo chi phí nguyên vật liệu chính của từng món ăn vào cuối mỗi tháng theo công thức sau:

Cuối tháng, phân bổ Rau, Củ, Quả cho từng món ăn= (621 nguyên vật liệu chính của từng món ăn*100/ Tổng 621 nguyên vật liệu chính của toàn bộ món ăn trong tháng)%* Tổng 621 nguyên vật liệu Rau, Củ, Quả thực tế phát sinh trong tháng cho toàn bộ món ăn

•    Hàng ngày khi mua Rau, củ, quả thì hạch toán Nợ 621 Nợ 133 Có 111;112;331 (Nếu không nhập kho)
(Nếu lúc đầu các bạn mua nguyên vật liệu Rau, Củ, Quả hàng ngày mà hạch toán nhập kho Nợ 152 Nợ 133 Có 111,112,331 thì cuối tháng các bạn ghi nghiệp vụ Nợ 621 Có 152 theo đúng số tiền bên nợ của 152 phát sinh trong tháng đó nếu mua trong ngày và xài hết trong ngày không có dự trữ. Còn nếu các bạn có dự trữ thì cuối tháng các bạn phải kiểm kê số tồn cuối của Rau, Củ, Quả để suy ra Rau, Củ, Quả xuất ra chế biến món ăn giống như phần Nguyên liệu chính Thịt, Trứng, Cá …như bên trên mà tôi đã làm, các bạn có thể tham khảo lại A.2 Cách 2. )

•    Cuối tháng, kết chi phí nguyên vật liệu Rau, Củ, Quả từ Tài khoản 621 vào tài khoản 154 để tính giá thành: Nợ TK 154/ có TK 621

Mẫu tham khảo phân bổ chi phí Rau, Củ, Quả cho từng món ăn như sau. Giả sử chi phí Rau, Củ, Quả phát sinh trong tháng chung cho cả 3 món ăn là 10.000. Tổng chi phí nguyên vật liệu chính của 3 món là : 23.215+22.277+8.824=53.316

 

C. Chí phí nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt (Tài khoản 621),..... là những chi phí nguyên vật liệu phụ cuối tháng phân bổ từ tài khoản 242 (Vì khi mua về thì ghi vào tài khoản 242) theo tỉ lệ thường chiếm 10-15% doanh thu hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trong ngày hoặc trong tháng 

Cuối tháng, phân bổ, Nước nắm, nêm cho từng món ăn theo chi phí nguyên vật liệu chính= (621 nguyên vật liệu chính của từng món ăn*100/ Tổng 621 nguyên vật liệu chính của toàn bộ món ăn trong tháng) %* Tổng 621 nguyên vật là nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt. trong tháng theo tỷ lệ mà bếp trưởng đưa ra là tầm 10-15% của chi phí nguyên vật liệu chính hoặc của doanh thu trong tháng
(Tức là chúng ta đã biết được Chi phí 621 nguyên vật liệu chính hoặc doanh thu trong tháng thì chúng ta tính ra được tổng chi phí nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt là tầm 10-15%. Từ đó chúng ta mới phân bổ cho từng món ăn trong ngày.)
•    Hạch toán Nợ 621 Có 242: là theo tỷ lệ 10-15% doanh thu hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng.(Khi mua nước mắm, tiêu, đường…về thì chúng ta ghi vào Nợ 242 Nợ 133 Có 111,112,331,141). 

•    Cuối tháng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu phụ (Nước mắm, bột ngọt, dầu ăn vào tài khoản 154 để tính giá thành: Nợ TK 154/ có TK 621

D. Chi phí sản xuất chung (Tài khoản 627): nồi niêu, xoong chảo, bếp ga, Gas, Quạt, vĩ.....đồ vật dụng khác của phục vụ bộ phận bếp chế biến thì cuối tháng dựa vào chi phí thực tế phát sinh và phân bổ từ 242 để phân bổ cho từng món ăn theo thời gian hữu ích mà nó mang lại (Bạn có thể chọn thời gian cho phù hợp 1 năm hoặc 2 năm hoặc nhiều hơn thì tùy, có thể tham khảo Bếp trưởng)

•    Khi mua về hàng ngày ghi ghi: Nợ TK 242, Nợ 133/ có TK 111,112,331,141
•    Phân bổ hàng tháng theo bảng phân bổ: Nợ TK 6273/ có TK 242

(Nếu có tiền điện thì theo tỷ lệ mà bộ phận bếp tính thường là bao nhiêu % phần chi phí tiền điện thực tế phát sinh. Ví dụ tiền điện 1 tháng là 10 triệu chưa bao gồm VAT thì tiền điện cho phần bếp là sử dụng là tài khoản 6277 tầm 10-20% của Chi phí tiền điện.Phần còn lại sẽ ghi vào 642 là tầm 90-80%). Vậy khi phát sinh chi phí tiền điện kế toán dựa vào hóa đơn tiền ghi 
Nợ 6277: 1.000.000-2.000.000
Nợ 6427: 9.000.000-8.000.000
Nợ 1331: 1.000.000
Có 1121,331,1111:11.000.000 

•    Cuối tháng, Phân bổ chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí tài khoản 627 cho từng món ăn trong tháng theo công thức sau= (621 nguyên vật liệu chính của từng món ăn*100/ Tổng 621 nguyên vật liệu chính của toàn bộ món ăn trong tháng) %* Tổng 627 phát sinh trong tháng

•    Cuối tháng, kết chuyển tài khoản 627 chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154 để tính giá thành: Nợ TK 154/ có TK 627

E. Nhân công: Cuối tháng tổng hợp chấm công tính lương toàn bộ bộ phận sản xuất: bếp trưởng, bếp phụ và các nhân viên thu mua và khác....

•    Chí phí lương phải trả: Nợ TK 622/ có TK 334
•    Chi trả lương: Nợ TK 334/ Có 111,112
•    Cuối tháng, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp làm ra món ăn từ tài khoản 622 vào 154: Nợ TK 154/ có TK 622

Cuối tháng, Phân bổ chi phí nhân công tài khoản 622 cho từng món ăn trong tháng theo công thức sau= (621 nguyên vật liệu chính của từng món ăn*100/ Tổng 621 nguyên vật liệu chính của toàn bộ món ăn trong tháng) %* Tổng 622 phát sinh trong tháng

F. Tính giá thành chi tiết cho từng món ăn như sau:

H.Hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp:

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp

*Bao gồm các chi phí:

– Giấy, bút, viết….văn phòng phẩm

– Chi phí thuê văn phòng

– Chi phí máy móc công cụ dụng cụ: máy in, máy fax, máy vi tính

– Chi phí lương nhân viên quản lý: giám đốc, kế toán , thủ quỹ….

Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....

K. Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515

-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112

M. Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

Nợ TK 627,642/ có TK,242,214

I. Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212
Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng, rồi kết chuyển tài khoản doanh thu loại 5,7 vào tài khoản loại 9, hạch toán như sau:

Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng, rồi kết chuyển tài khoản chi phí loại 6,8 vào tài khoản loại 9, hạch toán như sau:


Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: 

•    Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
•    Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
•    Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211/ có TK 3334

•    Kết chuyển:

Nợ TK 911/ có TK 8211

•    Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334/ có TK 1111,1121
 

Xem bài làm sao để tính được giá thành khi bạn làm kế toán giá thành, xem tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP