Cầm trên tay bộ chứng từ đầu ra làm sao hạch toán đúng từng tài khoản doanh thu (511;515;711)

LÀM SAO ĐỂ HẠCH TOÁN ĐÚNG DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC KHI CẦM TRÊN TAY BỘ CHỨNG TỪ ĐẦU RA (511;515;711)

Như Chương trước các bạn đã được học về Đầu vào (Tức là phải bỏ tiền ra). Cách nhớ khi nào ghi vào tài khoản nhóm 1,2 và khi nào ghi nhận của từng tài khoản chi phí cụ thể (TK 621;622;623;627;632;635;641;642;811;8211). Chương này, tôi sẽ chỉ cho các bạn học về Đầu ra  (Tức là sẽ thu tiền vô). Cách ghi nhận vào từng tài khoản doanh thu cụ thể (Tài khoản 511;515;711). Kế toán rất đơn giản như vậy thôi, chỉ có 2 bộ chứng từ đầu vào và bộ chứng từ đầu ra thôi.

Trước khi đi vào chi tiết cách ghi nhận từng tài khoản doanh thu cụ thể. Tôi sẽ nhắc lại cho bạn tính chất ghi nhận của tài khoản doanh thu và thu nhập khác cho các bạn nắm.

➤➤Đầu tiên là TÀI KHOẢN 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ): Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì kế toán sử dụng tài khoản 511 để theo dõi doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Đây những mặt hàng kinh doanh có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN. Ngoài ra phản ánh vào tài khoản này có thể là Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ. Doanh thu cho thuê bất động sản và doanh thu bán bất động sản đầu tư.

•    Khi phát sinh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì các bạn chọn tài khoản con của tài khoản 511 để ghi sổ cho đúng (Vì tài khoản 511 có tài khoản cấp 2). Cụ thể theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 có 1 số tài khoản chi tiết doanh thu như sau:

- Tài khoản 5111 -Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,...

- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,...

- Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,...

-  Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
-  Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác. 

•    Vậy khi nào thì các bạn ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản 511, ghi nhận doanh thu vào tài khoản 511 dựa vào chứng từ nào?. Có bắt buộc phải dựa vào hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng xuất ra cho khách hàng hay không? Ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề bán cái gì cầm nắm được thôi cho các bạn sẽ hình dung (Không đề cấp đến vấn đề cung cấp dịch vụ cho khác hàng, vì cung cấp dịch vụ thì hơi trừu tượng nên tôi sẽ trình bày sau)

TRẢ LỜI: Khi Công ty của các bạn bán hàng hóa (Ví dụ bán máy vi tính, Bán cái quạt..) mà các bạn CÓ QUYỀN PHẢI THU TIỀN của khách hàng và khách hàng đồng ý CÓ NGHĨA VỤ PHẢI TRẢ TIỀN thì lúc đó các bạn sẽ ghi nhận doanh thu 511 (Hay nói cách khác là chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua). Vậy chứng từ nào trong thực tế đang áp dụng tại Công ty bạn mà chứng minh được các bạn có quyền phải thu tiền của khách hàng thì chứng từ đó là chứng từ ghi nhận doanh thu (Có thể là biên bản bàn giao hàng hóa hoặc phiếu bán hàng,… tùy theo mỗi doanh nghiệp mà người ta dùng tên gọi như thế nào và có chữ ký xác nhận của 2 bên). Nhưng khi doanh nghiệp bán hàng thì phải nộp thuế cho nhà nước. Mà muốn nộp thuế cho nhà nước thì phải xuất hóa đơn giá trị giá tăng hoặc hóa đơn bán hàng cho khách hàng cho dù khách hàng không lấy hóa đơn (Gồm hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng tùy theo mỗi Công ty mà sử dụng hóa đơn nào nào). Vậy nói tóm lại khi bán hàng hóa thì phải xuất hóa đơn cho khách hàng. Vậy vấn đề xuất hóa đơn là để phục vụ cho Cơ quan thuế. Vì trong thực tế có nhiều doanh nghiệp bán hàng hóa cho khách hàng mà không xuất hóa đơn (Đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi bán hàng mà không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật gọi là hành vi trốn thuế).

•    Đây là nghiệp vụ bán hàng nên khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, các bạn ghi nhận 2 nghiệp vụ như sau:

Nghiệp vụ 1: Ghi nhận Doanh thu bán hàng hóa, 
Nợ 131 (Cộng Giá thanh toán trên hóa đơn).Tài khoản phải thu khách hàng (TK 131) tăng lên: 730.000.000
Có 511 (Số lượng * Đơn giá bán).Tài khoản doanh thu bán hàng tăng lên (TK 5111): 663.636.364
Có 33311 (Số lượng * Đơn giá bán*Thuế suất GTGT).Tài khoản thuế GTGT đầu ra tăng lên (TK 33311). : 66.363.636

Lưu ý 1:Luôn luôn thông qua tài khoản 131 để tiện cho việc phân công công việc trong phòng kế toán cho dù đây là nghiệp vụ bán hàng thu bằng tiền mặt, nếu bán hàng thu bằng tiền mặt thì vẫn thông qua 131 thì sau đó các bạn lập phiếu thu thì ghi nghiệp vụ Nợ 1111 Có 131=> Dẫn đến việc phân công công việc trong phòng kế toán sẽ hiểu quả hơn, không bì trùng lấp. Qua chương phân công công việc trong phòng kế toán, các bạn sẽ hiểu vấn đề phân công công việc rõ hơn)

Lưu ý 2:Bộ chứng từ của nghiệp vụ này: (Chứng từ ghi sổ là Phiếu kế toán bán hàng kèm theo chứng từ gốc là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng+Phiếu bán hàng+Hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng). 

Lưu ý 3:Trong thực tế các bạn đi làm thì để hoàn thành 1 bộ chứng từ hoàn chỉnh của nghiệp vụ bán hàng như trên  thì trải qua sự tác nghiệp rất nhiều phòng ban. Do đó, khi đi làm để làm được kế toán thì điều đầu tiên các bạn cần làm là nắm quy trình làm việc của từng nghiệp vụ. Dưới đây là mẫu quy trình xe ô tô và Bộ chứng từ mẫu hoản chỉnh của bán xe ô tô để các bạn dễ hình dung

QUY TRÌNH BÁN XE (TỪ LÚC KHÁCH HÀNG KÝ HỢP ĐỒNG CHO ĐẾN KHI BÀN GIAO XE VÀ THU TIỂN). DÒNG TIỀN VÀO.Mang tính chính tham khảo

MẪU CHỨNG TỪ QUY TRÌNH BÁN XE THỰC TẾ TẠI 1 CÔNG TY (CÁC BẠN THAM KHẢO)
1.    MẪU HỢP ĐỒNG

2.    MẪU PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT HOÁ ĐƠN

Lưu ý: Khi các bạn tiếp nhận Phiếu đề nghị xuất hóa đơn từ phòng kinh doanh chuyển qua thì các bạn cần kiểm tra xem, khách hàng này có đủ tiêu chuẩn để xuất hóa đơn hay chưa (Ví dụ hợp đồng quy định thanh toán tiền mặt bao nhiêu % thì mới được duyệt xuất hóa đơn. Còn đối với mua qua hình thức vay ngân hàng thì đã có thông báo cho vay của ngân hàng chưa…)

3.    MẪU PHIẾU XUẤT KHO

4.    MẪU HOÁ ĐƠN BÁN XE

5.    MẪU PHIẾU KIỂM TRA XE TRƯỚC KHI GIAO CHO KHÁCH

6.    MẪU BIỂN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO XE+KÈM THEO GIẤY GIỚI THIỆU ĐẾN LẤY XE VÀ GIẤY CHO RA CỔNG

Nghiệp vụ 2: Ghi nhận giá vốn hàng bán

Nợ 632 (Số lượng*đơn giá xuất kho).Tài khoản giá vốn hàng bán tăng lên (TK632): 500.000.000
Có 1561, Có 155 (Số lượng*đơn giá xuất kho).Tài khoản hàng hoá giảm xuống (TK 1561): 500.000.000
(Gắn liền với Quy trình bán hàng trên thì Bộ chứng từ của nghiệp vụ này: Chứng từ ghi sổ là Phiếu xuất kho kèm theo chứng từ gốc là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng+Biên bản bàn giao+Hợp đồng kinh tế hoặc Đơn đặt hàng)

➤➤Tiếp đến là TÀI KHOẢN 515 (Doanh thu tài chính): là thu nhập từ việc chia cổ tức, chia lợi nhuận, thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ lãi cho vay (cho cho tổ chức, cá nhân vay), thu nhập chiết khấu thanh toán mà nhà cung cấp cho mình hưởng, thu nhập từ lãi chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán …, chuyển nhượng chứng khoán... Những khoản này không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN . Các bạn muốn rõ trong tài khoản 515 gồm những gì ngoài những vấn đề tôi đề cập bên trên thì các bạn có thể xem TT200 sẽ rõ. Còn bên trên là tôi chỉ đề cập 1 vài trường hợp cho các bạn nắm

=> Khi đi làm các bạn có thể mở chi tiết tài khoản doanh thu tài chính thành những tài khoản con theo như những nội dung mà đã liệt kê bên trên. Mục đích mở tài khoản con là để quản lý và để phục vụ cho quá trình làm báo cáo sau này (Mà cụ thể là lập thuyết minh báo cáo tài chính). Cụ thể có thể mở chi tiết như sau:

  • 5151: Lãi tiền gửi ngân hàng
  • 5152: Lãi cho vay,
  • 5153: Cổ tức, lợi nhuận được chia
  • 5154: Lãi chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán
  • 5155: Chiết khấu thanh toán được hưởng
  • 5156: Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm

Lưu ý: các bạn không mở chi tiết tài khoản con như trên cũng không ảnh hưởng gì cả, miễn sao các bạn kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế phát sinh tức là kiểm soát được về mặt chứng từ tuân thủ theo quy trình. Nếu các bạn không mở tài khoản con thì việc lập thuyết minh thì sẽ mất thời gian để thuyết minh trong phần thuyết minh báo cáo tài chính thôi. Khi các bạn đi làm thì cái quan trọng nhất là kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng quy định, quy định của Công ty và tuân thủ luật thuế. Còn về tài khoản có mở tài khoản con hay không thì tùy theo nhu câu báo cáo mà các bạn tư duy ra cách để làm thôi

Ví dụ vài nghiệp vụ ghi vào 515 cho các bạn nắm

1.    Lãi gửi ngân hàng HSBC vào cuối mỗi tháng 10.000.000
Nợ 1121 HSBC: 10.000.000
Có 5151: 10.000.000
2.    Lãi cho vay mà chưa thu được tiền lãi cho vay của cá nhân A: 5.000.000
Nợ 1388 (A): 5.000.000
Có 5152: 5.000.000

3.    Nhận được cổ tức được chia từ công ty góp vốn chuyển khoản vào tài khoản ACB: 100.000.000
Nợ 1121 ACB:100.000.000
Có 5153: 100.000.000

4.    Nhà cung cấp B cho hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán trước thời hạn quy là 7.000.000. Biết công nợ lúc đầu nợ là 100.000.000 và Cty đã chuyển khoản VCB 93.000.000

Nợ 331: 100.000.000
Có 1121 VCB: 93.000.000
Có 5155: 7.000.000
Lưu ý: Học thuộc cách sử dụng tài khoản 515 thì các bạn sẽ suy ra được cách học của tài khoản 635. (Nó ngược lại, các bạn học chương trước các bạn cũng thấy rồi). Đây là cách học dễ nhớ dành cho người đang bắt đầu học kế toán. Các bạn có thể xem bài Cách ghi nhận chi phí 635 trong chương trước

➤➤Tiếp theo nữa là TÀI KHOẢN 711 (Thu nhập khác): Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác không thuộc trường hợp ghi vào tài khoản 511 và tài khoản 515 thì chúng ta ghi vào tài khoản 711. Cụ thể ghi vào tài khoản 711 có thể gồm những khoản sau: Thu nhập từ việc thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; những khoản thưởng mà nhà cung cấp cho thưởng; xoá các khoản nợ phải trả…. Tạm thời hiểu là những khoản này không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Các bạn muốn rõ hơn để ghi vào tài khoản 711 gồm những khoản nào thì xem TT200 sẽ có rất nhiều trường hợp

=> Khi đi làm các bạn có thể mở chi tiết tài khoản thu nhập khác thành những tài khoản con để phản ánh chi tiết nội dung của tài khoản 711. Mục đích là để quản lý và để phục vụ cho quá trình làm báo cáo sau này (Mà cụ thể là cho thuyết minh báo cáo tài chính). Cụ thể có thể mở chi tiết như sau:

  • 7111: Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản cố định
  • 7112: Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
  • 7113: Xoá nợ các khoản công nợ phải trả mà không trả
  • 7118: Những khoản thu nhập khác

Lưu ý: các bạn không mở chi tiết tài khoản con như trên cũng không ảnh hưởng gì cả, miễn sao các bạn kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế phát sinh tức là kiểm soát được về mặt chứng từ tuân thủ theo quy trình. Nếu các bạn không mở tài khoản con thì việc lập thuyết minh thì sẽ mất thời gian để thuyết minh trong phần thuyết minh báo cáo tài chính thôi. Khi các bạn đi làm thì cái quan trọng nhất là kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng quy định, quy định của Công ty và tuân thủ luật thuế. Còn về tài khoản có mở tài khoản con hay không thì tùy theo nhu câu báo cáo mà các bạn tư duy ra cách để làm thôi

Ví dụ vài nghiệp vụ ghi vào tài khoản 711 cho các bạn nắm

1.Bán tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình. Do đây là bán nên ghi 2 nghiệp vụvà phải xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng +kèm theo 1 số chứng từ gốc khác là hợp đồng, biên bản bàn giao…

Thu nhập khác
Nợ 131: Giá bán*Số lượng+Giá bán*Số lượng *Thuế suất thuế GTGT : 770
Có 7111: Giá bán*Số lượng: 700
Có 33311:Giá bán*Số lượng *Thuế suất thuế GTGT (Nếu có): 70

Chi phí khác
Nợ 811(Chi phí khác): 700 : Giá trị còn lại=Nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế đến ngày bán
Nợ 214 (Hao mòn lũy kế đến ngày bán): 100
Có 211 (Nguyên giá tài sản cố định): 800

2. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng hoặc của nhà cung cấp. Thu tiền phạt nên không xuất hóa đơn. Có nhiều trường hợp thu tiền không xuất hóa đơn thì sau này các bạn học phần thuế các bạn sẽ rõ hơn. 
Nợ 111,1121: 10.000.000
Có 7112: 10.000.000

Lưu ý 1: Học thuộc cách sử dụng tài khoản 711 thì các bạn sẽ suy ra được cách học của tài khoản 811. (Nó ngược lại với tài khoản 711). Đây là cách học dễ nhớ dành cho người đang bắt đầu học kế toán. Các bạn có thể xem bài Cách ghi nhận chi phí của tài khoản 811 trong chương trước các bạn cũng thấy rồi

Lưu ý 2: Các bạn là người chưa biết gì về kế toán thì tạm thời các bạn hiểu đơn giản như vậy để có thể vận dụng làm bài tập. Ngoài tài khoản 511;515;711 thì trong hệ thống thông tư 200 có vài tài khoản các khoản giảm trừ doanh thu 521 (5211;5122;5213) thì để qua chương kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ tôi sẽ nói sâu hơn cho các bạn cách sử dụng tài khoản này. Còn bây giờ các bạn mà học thì sẽ không thấm được.
Hải Bùi (Người dám cho đi)
•    Tác giả Bộ sách “Bí kíp tự học kế toán từ người chưa biết trở thành người biết làm kế toán” bằng hình ảnh minh họa
•    Tác giả Bộ sách LẬP THỰC HÀNH KHAI BÁO THUẾ VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
•    Tác giả Bộ sách TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ SỬA CHỮA XE Ô TÔ.
•    Tác giả bộ sách BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT 1 SẢN PHẨM
•    Tác giả bộ sách BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ
•    Tác giả bộ sách “HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM MISA CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI”
•    Tác giả bộ sách “HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM MISA CỦA SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ”
☛Like fanpage tự học kế toán và thuế để theo dõi những bài chia sẻ kế toán và thuế từ tôi mỗi lần tôi đăng bài
☛Tham gia group tự học kế toán và thuế để trao đổi trong quá trình đọc bộ sách
☛Bấm theo dõi Hải Bùi (Người dám cho đi) trên Facebook để theo dõi những tin tức về kế toán và thuế mới nhất.

Xem bài viết cách ghi nhận đúng chi phí (loại 6,8) và tài sản (loại 1,2) xem tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP