TIẾT LỘ BÍ MẬT MUỐN HỌC KẾ TOÁN ĐỂ BIẾT LÀM THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU VÀ HỌC NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? (TÔI LÀ 1 NGƯỜI CHƯA BIẾT KẾ TOÁN)
CÂU HỎI: Các bạn đã hình dung ra muốn học kế toán cho người mới bắt đầu để biết làm thì bắt đầu từ đâu chưa và học như thế nào chưa? .Tôi là 1 người không biết gì về kế toán thì làm sao để tôi có thể biết làm được kế toán trong 1 thời gian ngắn tầm 3-4 tháng không????
TRẢ LỜI:
100% LÀ ĐƯỢC. BẠN LÀ 1 NGƯỜI CHƯA BIẾT KẾ TOÁN THÌ BẠN THỰC HIỆN NHỮNG BƯỚC SAU LÀ BẠN BIẾT CÁCH HỌC KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ĐỂ BIẾT LÀM. (Nhớ học và làm theo trình tự nhé)
- Bước một: Có tinh thần Tự học cao, Siêng năng, Chăm chỉ, Chịu khó nghiên cứu (Những thông tư, Công văn, Chính sách của Cơ quan thuế, Cơ quan bảo hiểm xã hội, Cơ quan lao động, Những chính sách chế độ kế toán mà nhà nước ban hành cũng như những quy trình, quy định của Công ty ban hành). Không cần phải có kỹ năng ăn nói như Kinh doanh làm gì (Nếu có thì càng tốt. Đây là yếu tố không bắt buộc).
=>Bạn nào mà cảm thấy mình không có những kỹ năng trên thì tốt nhất không làm kế toán
- Bước hai: Muốn làm nghề gì cũng vậy, muốn biết làm thì phải học nghề. Do đó, muốn biết làm kế toán trong khi mình chưa biết gì về kế toán thì 100% phải tham gia 1 khóa học kế toán tổng hợp trực tiếp hoặc học kế toán online hoặc mua trọn bộ sách cầm tay chỉ việc “Bí kíp tự học kế toán từ người chưa biết kế toán trở thành người biết làm kế toán của tác giả Hải Bùi” để nắm được Công việc của 1 người làm kế toán là làm những công việc gì.
- Bước ba: Trong quá trình học, đọc sách kế toán dành cho người người chưa biết thì chịu khó làm bài và thực hành đầy đủ từng chương trong sách (nên đọc theo trình tự trong sách). Không bỏ sót chương nào. Khi đọc thì cần đọc chậm, tập trung vào những từ ngữ mà tác giả bôi đậm, suy nghĩ phải hiểu rõ những gì trong sách viết, cần highlight những ý chính. Cái nào không rõ thì hỏi thầy trực tiếp (Nếu không tiện thì đăng trong group kín để hỏi thầy). Ngoài sách của Thầy viết thì có thể tham khảo sách chuyên môn kế toán tại các nhà sách, đọc thông tư, chính sách liên quan đến kế toán để nắm vững chuyên môn. (Càng đọc nhiều thì kỹ năng chuyên môn sẽ tăng lên, cái gì cũng vậy mưa dầm thấm lâu, tức là đọc tới đọc lui sẽ hiểu được vấn đề cận kẻ và sẽ nhớ lâu hơn).
- Bước bốn: Học trên trường, trong sách chưa đủ thời gian thì về nhà phải xem lại bài ,làm đi làm lại thì sẽ quen dần. Công việc gì cũng vậy. Tính chất lặp đi lặp lại là mình sẽ nhớ. VÀ 1 NGUYÊN TẮC CÁC BẠN CẦN NHỚ LÀ PHẢI VIẾT RA (KHÔNG NÊN ĐỌC CHAY KHÔNG THÌ SẼ QUÊN). Viết ra là 1 hình thức học lại 1 lần nữa. Nếu các bạn đang tham gia lớp học thì trong quá trình học nên tác nghiệp với thầy giáo (hỏi những câu hỏi mà chưa hiểu, thầy giải thích thì các bạn sẽ hiểu sâu hơn. Đó là 1 phương pháp, nếu các bạn học mà ngồi nghe không, tôi đảm bảo các bạn sẽ không bao giờ hiệu quả, hiểu trong lớp nhưng về nhà sẽ quên). Có thể học nhóm, trao đổi với bạn bè thì sẽ hiểu nhanh hơn .
- Bước năm: Bạn làm được 4 bước trên là bạn đã tự tin 80% về khả năng nắm bắt kiến thức chuyên môn về kế toán nhanh và tôi tin bạn sẽ làm được kế toán.
- Bước sáu: Ngoài vấn đề về chuyên môn về kế toán trên thì kế toán còn liên quan đến chuyên môn về Thuế, Bảo hiểm xã hội, Lao động, Phần mềm kế toán, Phần mềm kê khai thuế,Chữ ký số, Kỷ năng tin học văn phòng. Do đó, chịu khó đọc thông tư liên quan đến Thuế, BHXH, Lao động... Ngoài ra tham gia các Group facebook về chủ đề liên quan đến Kế toán, Thuế, BHXH, Lao động, Hải quan, Chữ ký số, Phần mềm kế toán, Tin học văn phòng…Để học hỏi từng trường hợp cụ thể trong các group thì tự nhiên kiến thức của mình sẽ nâng tầm lên rõ ràng (Vì người ta hay hỏi những trường hợp thực tế đi làm trên đó, nên chúng ta sẽ học qua từng trường hợp cụ thể thì tự nhiên kiến thức của chúng ta sẽ lên nhanh). Đồng thời gặp vướng mắc trong quá trình làm thì lên group hỏi mọi người sẽ giúp đỡ nhau. Kết bạn và theo dõi những chuyên gia về lĩnh vực kế toán, thuế, BHXH, Chữ ký số,phần mềm kế toán, excel… để học hỏi những bài viết chuyên môn của họ có liên quan đến nghề nghiệp của mình. Ngoài ra 2 công cụ là Google và Youtube cũng quan trọng không kém (Khi gặp bất cứ khó khăn gì thì chúng ta lên đó hỏi thì sẽ có tất cả). Cái quan trọng nữa là, Chúng ta làm kế toán thì ăn thua là chúng ta phải biết muốn xử lý nghiệp vụ đó PHẢI TÌM ĐẾN AI ĐỂ HỎI (Tức là biết nơi để mà tác nghiệp. Đây mới là cái cốt lõi vấn đề. Nhớ nguyên tắc này nữa trước khi hỏi ai câu hỏi gì thì các bạn nên chịu khó nghiên cứu trước để hiểu theo ý mình, sau đó hỏi thì các bạn sẽ nhớ lâu hơn và hiểu sâu vấn đề hơn, chứ không phải đùng 1 cái là hỏi.) Ngoài vấn đề kiến thức chuyên môn kế toán, thuế, bhxh, lao động… như đã nói ở trên thì các bạn cần có kỷ năng tác nghiệp với phòng ban trong công ty để công việc được trôi chảy, kỷ năng làm việc với các cơ quan chức năng của nhà nước (Cơ quan thuế, Cơ quan BHXH, Cơ quan lao động, Cơ quan hải quan..) và tác nghiệp với ngân hàng.
- Bước bảy: Vậy là kiến thức Kế toán, Thuế, BHXH, Lao động, Phần mềm kế toán… các bạn đã nắm rồi từ bước một đến bước sáu, thì các bạn không có gì phải lo lắng cả. Nhưng muốn làm được kế toán tại Công ty (ngoài những kiến thức chuyên môn mà tôi đã nói bên trên cũng như kỷ năng tác nghiệp với Cơ quan chức năng và tác nghiệp với các phòng ban trong công ty mà tôi đã đề cập bên trên) thì điều đầu tiên khi các bạn chân vào công ty thì các bạn phải am hiểu hoạt động của Công ty trước tiên rồi muốn nói gì thì nói, đây là khâu quan trọng nhất của 1 người làm kế toán. (Các bạn xem bước tám để hiểu sâu hơn khâu tìm hiểu hoạt động công ty như thế nào).
- Bước tám: Khi được tuyển vào Công ty thì các bạn phải am hiểu hoạt động Công ty. Do đó các bạn phải bỏ thời gian lúc đầu để tìm hiểu công ty (Do các bạn phải tác nghiệp với từng bộ phận trong công ty để hoàn thành nghiệp vụ thì 100% các bạn phải hiểu biết về quy trình làm việc của từng nghiệp vụ xảy ra trong công ty được thực hiện qua từng bước như thế nào (từ lúc nghiệp vụ phát sinh tại từng phòng ban=> Ai sẽ là người lập chứng từ=> Ai sẽ là người duyệt=> Rồi luân chuyển chứng từ ra làm sao giữa các phòng ban trước khi bộ chứng từ gốc đến phòng kế toán để chúng ta kiểm tra)
Ví dụ: Sắp sửa các bạn đi công tác Hà Nội 2 ngày để hỗ trợ chi nhánh tuyển dung nhân sự. Vậy là các bạn phải lấy tiền tạm ứng của Công ty thì mới có tiền đi công tác được. Vậy phải làm sao mới lấy được tiền tạm ứng cty?
+ 100% các bạn phải Đọc quy trình tạm ứng đi công tác trong công ty quy định là khi đi công tác, người đi công tác phải lập giấy công tác theo mẫu đính kèm trình cho Trưởng phòng duyệt
+Sau đó trình cho Giám đốc duyệt. Sau khi có Giám đốc duyệt rồi thì làm giấy đề nghị tạm ứng tiền và trình cho trưởng phòng duyệt => Chuyển cho Người xét duyệt công tác phí để duyệt lần tiếp theo.
+Sau đó cầm Giấy công tác và Giấy đề nghị tạm ứng đến phòng kế toán=> Phòng kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ 1 lần nữa để từ đó lập chứng từ ghi sổ là Phiếu chi để chi tiền cho người đi công tác.
Qua ví dụ trên, các bạn hiểu ý tôi nói điều gì không? Các bạn phải hiểu cách làm từng nghiệp vụ xảy ra trong công ty. Muốn vậy thì phải lấy quy trình từng nghiệp vụ xảy ra trong công ty để đọc cho hiểu rồi từ đó mới ứng dụng trong công ty và làm. Nếu vào công ty mà chưa có quy trình thì nên hỏi những người làm trước để họ nói cho nghe, quan sát và ghi nhận lại
- Do đó, các bạn cần thực hiện tuần tự những bước sau để đạt được sự am hiểu hoạt động của Công ty
-Nắm rõ Sơ đồ tổ chức công ty
-Nắm được lĩnh vực hoạt động của Công ty
-Nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
-Nắm rõ hiện tại Công ty đang có những quy trình, quy định nào liên quan đến nghiệp vụ xảy ra trong công ty mà ảnh hưởng đến tiền thì chúng ta nghiên cứu. Nếu công ty mới thì chúng ta phải tự xây dựng lại từ đầu (bằng cách từ hiện trạng thực tề các nghiệp vụ đang xảy ra trong công ty được thực hiện như thế nào thì ghi lại, chúng ta phải viết lại bằng văn bản để ban hành và vận dụng. Sau đó, thực hiện có phù hợp hay không thì chúng ta sẽ hoàn chỉnh từ từ).
- Nắm rõ những quy định của nhà nước liên quan về Thuế, BHXH, Công đoàn, Lao động mà liên quan trực tiếp đến ngành nghề Công ty của chúng ta đang kinh doanh bằng cách chúng ta phải nghiên cứu (Luật, Nghị định, Thông tư, Công văn của nhà nước, Tham gia Group Facebook để học hỏi)
-Sau khi đã hiểu hết hoạt động công ty. Từ đó mới thiết kế bộ máy kế toán trong công ty. Phòng kế toán cần bao nhiêu người và mỗi người làm những công việc gì thì phải có bảng mô tả công việc. Nếu Công ty mới thì chúng ta phải tự thiết kế tổ chức bộ máy kế toán trong phòng kế toán của chúng ta, còn Công ty cũ thì đã kế bộ máy kế toán rồi, cứ vậy mà làm theo sự phân công của kế toán trưởng và cải tiến theo thời gian
-Chúng ta làm kế toán viên phần hành nào thì chúng ta chỉ cần tập trung vào những quy trình, quy định liên quan đến phần hành của chúng ta phụ trách để chúng ta làm tốt phần hành công việc đó. Sau 1 đến 2 năm thì chúng ta sẽ được kế toán trưởng luân chuyển công việc của chúng ta để chúng ta hiểu hơn từng phần hành khác=> Từ đó mới thăng chức thành kế toán tổng hợp=> Rồi trở thành kế toán trưởng. Kế toán phần hành được hiểu như thế nào thì qua qua những chương sau chúng ta sẽ học và chúng ta sẽ rõ
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn chưa biết kế toán biết trình tự học kế toán thì bắt đầu học cái gì trước, cái gì sau . Chúc cho những bạn học kế toán cho người mớt bắt đầu có cái nhìn tổng quát trình tự học
Tôi sẽ chia sẽ chi tiết cách học từng vấn đề một trong các bài tiếp theo nhé. Bài đầu tiên sẽ chia sẻ là
1. Kế toán là gì? Công việc cuối cùng 1 người làm kế toán là gì?
2. Hiểu được Quy trình làm việc của một người làm kế toán.
3. Hiểu được trong các khâu của người làm kế toán thì khâu kiểm soát chứng từ gốc là khâu quan trong nhất. Biết được muốn kiểm tra chứng từ gốc được thì chúng ta phải làm gì (Nắm được quy trình quy định của công ty ban hành liên quan đến nghiệp vụ đó cũng như quy định của nhà nước liên quan về mặt chứng từ liên quan đến nghiệp vụ đó)
4. Hiểu được chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ khác nhau như thế nào. Chứng từ nào có trước và chứng từ nào có sau.
5. Hiểu được tính chất ghi sổ của các tài khoản. Tức là tính chất ghi nợ và ghi có của từng tài khoản từ loại 1 đến loại 9. Hiểu được khóa sổ kế toán là gì.
6. Hiểu được trình tự và cách ghi sổ: Ghi sổ Nhật ký chung trước, rồi sau đó ghi sổ cái, rồi sau đó ghi sổ chi tiết.
7. Định nghĩa được Sổ nhật ký chung là gì; Sổ cái là gì và sổ chi tiết là gì
8. Hiểu được cách sắp xếp chứng từ, chứng từ nào sắp trước, chứng từ nào sắp sau và cách lưu chứng từ để dễ tìm
Làm nền tảng cho việc học các chương tiếp theo. Các chương tiếp theo đi sâu vào vấn đề chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp (như Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán hàng tồn kho;Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ;Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành; Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Kế toán các bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển + Khóa sổ => Lập Báo cáo tài chính…)
XEM TẤT CẢ BÀI VIẾT TỰ HỌC KẾ TOÁN TẠI NHÀ DÀNH CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT KẾ TOÁN HỌC TUẦN TỰ NHƯ SAU:
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 1: Kế toán là gì? Công việc cuối cùng của người làm kế toán tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 2: Quy trình làm kế toán tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 3: Cách kiểm soát chứng từ gốc tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 4: Phân biệt chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 5 "Tính chất ghi sổ nợ và có từ loại 1 đến loại 9" tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 6: Cách ghi sổ Nhật ký chung; Sổ cái và Sổ chi tiết tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 7 "Định nghĩa các loại sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết" tại đây
Xem bài tự học kế toán tại nhà bài số 8 "Cách lưu chứng từ để dễ tìm" tại đây
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org