Nợ có trong kế toán dễ hay khó, không biết làm sao xác định được nợ và có

♥♥♥CÓ CÁCH NÀO ĐỂ LUYỆN NGHIỆP VỤ NỢ CÓ TRONG KẾ TOÁN NHANH♥♥♥

❓CÂU HỎI: Có cách nào để luyện thành thạo hạch toán nợ có trong kế toán khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế xảy ra không, chỉ mình với???

?TRẢ LỜI: Phần này chỉ phù hợp cho những bạn đã học qua kế toán sơ cấp và nguyên lý kế toán thôi nhé. Vì tôi không có định nghĩa lại những kiến thức cơ bản của Kế toán nữa. Tôi chỉ nhắc lại nguyên tắc để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn khi luyện hạch toán Nợ và Có. 

✍B1: Đầu tiên phải nắm thật vững định nghĩa và cách sử dụng tài sản (Loại 1;2); nguồn vốn (Loại 3;4); Doanh thu và thu nhập khác (Loại 5;7); Chi phí (Loại 6;8). Tức là khi nào thì ghi vào 1,2. Khi nào ghi vào 6,8. Khi nào ghi vào 5;7. Khi nào ghi vào 3;4. PHẦN NÀY thì các bạn nên đọc sách TỰ HỌC KẾ TOÁN BẰNG HÌNH ẢNH CỦA TÔI được viết dưới dạng bằng hình ảnh sẽ định nghĩa rõ phần này. Còn vấn đề ghi chi tiết tài khoản (621;622;627;632;641;642;635;811….511;515;711…) chúng ta sẽ tính sau. Chúng ta nên thuộc bản chất trước cái đã. Học cách ghi chi tiết tài khoản nào thì trong sách thông tư 200 đã có hướng dẫn cụ thể rồi. Và nhớ luôn là 1 nghiệp vụ xảy ra ảnh hưởng ít nhất 2 đối tượng trong nghiệp vụ đó (PHẢI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NÀO)

Ví dụ 1: Công ty chi tiền mặt ra mua cái máy vi tính 10 triệu cho phòng kế toán sử dụng thì mình phải biết máy vi tính ghi vào loại 1;2 hay 6;8 (Vì đây là bộ chứng từ đầu vào chỉ ghi vào 1;2 hoặc 6;8 thôi). Phải biết cái này đã. Xác định sai thì ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh. Do đó, Vấn đề định nghĩa Loại 1,2;3;4;5;7;6;8 là khâu quan trọng nhất. Trước khi nói đến vấn đề hạch toán Nợ và Có. Trong trường hợp máy vi tính trên mình sẽ ghi vào loại 1;2 chứ không phải 6;8 (Vì máy ví tính này nó không sử dụng trong 1 tháng mà nó sử dụng cho nhiều tháng, mang lại lợi ích cho nhiều kỳ khi sử dụng, Còn cái nào chỉ mang lại lợi ích cho 1 tháng thì ghi vào chi phí loại 6;8)). Còn chi tiền ra mà tiền là tài sản 1;2. Vậy nghiệp vụ này ảnh hưởng đến 2 đối tượng đều là TÀI SẢN (Tiền và Máy vi tính)

✍B2: Tiếp theo, phải nắm thật vững tính chất ghi sổ NỢ VÀ CÓ của từng loại. Nhắc lại như sau:
•Học thuộc tính chất ghi sổ loại 1;2=> Suy ra tính chất ghi sổ loại 3;4 (Vì nó ngược lại với loại 1;2). Loại 1;2 Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ nằm bên Nợ. Loại 3;4 ngược lại với 1;2 tức là số dư cuối kỳ bên Có.
•Học thuộc tính chất ghi sổ của loại 5;7=> Suy ra tính chất ghi sổ của loại 6;8 (Vì nó ngược lại với 5;7). Loại 5;7 Tăng ghi Có và Giảm ghi Nợ. Cuối tháng kết chuyển bên có 5;7 vào 911. Loại 6;8 Tăng ghi Nợ và Giảm ghi Có. Cuối tháng kết chuyển bên Nợ 6;8 vào 911. Từ loại 5 đến 9 không có số dư cuối kỳ mà số phát sinh 2 bên phải bằng nhau.

•1 Nghiệp vụ xảy ra ảnh hưởng ít nhất 2 đối tượng và trong đó phải có 1 đối tượng ghi nợ và 1 đối tượng ghi có. Và tổng số tiền bên nợ phải bằng tổng số tiền bên có
Vậy với ví dụ 1 trên do là tài sản mua lên nó tăng nên máy vi tính sẽ ghi BÊN NỢ. (Còn vấn đề ghi chi tiết tài khoản thì đọc TT200). Và do mua trả bằng tiền mặt, mà tiền mặt là tài sản nên tiền mặt giảm ghi BÊN CÓ.

✍B3: Sau khi xác định ảnh hưởng đến đối tượng nào rồi và cũng xác định được đối tượng nào ghi nợ và đối tượng nào ghi có rồi. Nhiệm vụ tiếp theo là cầm trên tay bộ chứng từ (Gồm chứng từ gốc cộng với chứng từ ghi sổ). Các bạn phải xác định nó ảnh hưởng đến tài khoản chi tiết nào trong danh mục hệ thống thông tư 200. Muốn xác định được ảnh hưởng tài khoản nào trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì các bạn có thể làm theo các bước sau:

•Học lại tất cả các chương (Gồm kế toán vôn bằng tiền; Kế toán tài sản cố định và chi phí trả trước; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán hàng tồn kho; Kế toán giá thành; Kế toán bán hàng). Học nắm từng chương thì các bạn sẽ biết cách sử dụng từng tài khoản, vì trong từng chương hướng dẫn rất kỷ cách sử dụng cũa từng tài khoản
•Học cách sử dụng từng tài khoản thông qua thông tư 200
Với ví dụ 1 trên thì máy ví tính tăng là tài sản loại 1;2 mà cụ thể ở đây là tài khoản 242 tăng ghi bên Nợ 242. Tiền mặt cũng là tài sản và giảm Ghi bên có 1111. Nợ 242 có 1111: 10.000.000

✍B4: Lên mạng gõ “Bài tập và bài giải kế toán” các bạn sẽ có 1 danh sách đề bài có bài giải cho các bạn. Các bạn chịu khó bỏ thời gian ra và làm bài tập, làm hoài sẽ quen thôi, không có gì cả. LÚC NÀY CÁC BẠN SẼ THẤY VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN NỢ CÓ TRONG KẾ TOÁN RẤT ĐƠN GIẢN

???KẾT LUẬN: NGẮN GỌN
•Học thuộc định nghĩa từng loại (Từ 1 đến 9)
•Cầm trên tay bộ chứng từ xác định được nghiệp vụ ảnh hưởng đến những đối tượng nào
•Học thuộc tính chất ghi sổ của từng loại=> Sẽ xác định được đối tượng nào ghi nợ và đối tượng nào ghi có. Tổng số tiền bên nợ phải bằng tổng số tiền bên có
•Muốn ghi chi tiết của từng loại (111;112;331;621;641;642….) thì chúng ta phải biết học cách sử dụng từ loại tài khoản đó. Muốn vậy phải bỏ thời gian ra nghiên cứu thông tư 200.THÌ VẤN ĐỀ NỢ VÀ CÓ VÀ HẠCH TOÁN CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN LÀ TRONG TẦM TAY
•Luyện thêm bài tập và bài giải kế toán trên mạng. Bằng cách lên google tìm kiếm để làm.

Xem bài làm sao để biết cách hạch toán nợ có trong kế toán khi cầm trên tay bộ chứng từ đầu vào và đâu ra chi tiết tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP