Làm sao để người làm kế toán giá thành có thể tính được giá thành sản phẩm???

TUYỂN LÀM VỊ TRÍ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH THÌ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ 

CÂU HỎI: Khi các bạn được tuyển vào vị trí kế toán tính giá thành tại 1 công ty thì các bạn tuần tự phải tìm hiểu những công việc gì để làm tốt Công việc của 1 người làm Kế toán giá thành.

TRẢ LỜI:  Có rất nhiều cách tiếp cận, nhưng đây là quan điểm cá nhân tôi, tôi thường làm như sau:
 

➤➤BƯỚC 1: Các bạn phải nắm được Quy trình làm ra sản phẩm thì trải qua những công đoạn nào?

Ví dụ: Công ty bạn là công ty sản xuất Bánh bông lan trứng muối loại 20 cm thì sẽ làm như thế nào, trải qua những công đoạn nào để làm ra được cái bánh bông lan trứng muối

A.    CHUẨN BỊ
Nguyên liệu
-    150g bột mì
-     6 lòng đỏ trứng muối
-     3 trứng gà tươi
-     120g bơ
-     80g đường cát trắng
-     80ml sữa tươi không đường
-     1 muỗng cà phê bột vani
-     1/2 muỗng cà phê bột nở
-     1/3 muỗng cà phê muối
-    Chà bông thịt heo, gà, lạp xưởng, xúc xích 
Máy móc
-    Máy đánh trứng, lò nướng bánh và bếp

Con người

B.    CÁC BƯỚC LÀM
- B1: Sơ chế lòng đỏ trứng muối, bằng cách cho 1 chén nước vào nồi nấu sôi. Lúc nước đã sôi, chúng ta cho lòng đỏ trứng muối và dùng thìa đảo nhẹ cho chín tái. Giảm lửa xuống nhẹ, nấu tiếp 3 phút thì vớt lòng đỏ trứng muối ra. Công đoạn này sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của lòng đỏ trứng muối.Ngoài ra, muốn trứng được bóng nhìn bắt mắt các bạn có thể làm như sau: trộn đều lòng đỏ trứng muối với ít rượu trắng và dầu ăn. Sau đó cho vào lò, nướng ở 200 độ C trong 5 phút. *Lưu ý: các bạn chỉ làm 1 trong 2 cách sơ chế trên.
- B2: Để mền bơ và cho vào đánh với đường, đánh đến bông mịn.

- B3: Cho từng trứng gà tươi vào đánh tiếp với bơ, đường. Đánh phần trứng đến bông mịn thì mới cho phần trứng tiếp theo vào. Ở đây, chúng ta có 3 trứng tươi, nên sẽ đánh bông mịn 3 lần.
- B4: Trộn đều bột mì, bột vani, bột nở, muối tất cả vào. Chia hỗ hợp làm 3 phần, cho lần lượt từng phần và sửa tươi vào đánh nguyện với hỗn hợp ở bước 3.
- B5: Làm nóng lò ở 180 độ C trước 10 phút trước khi cho bánh vào lò.
- B6: Cho bột vào khuôn lớn, nhỏ tùy thích. Chỉ nên khoảng 2/3 khuôn.
- B7: Sắp lòng đỏ trứng muối lên mặt bột và rắc chà bông.
- B8: Cho bánh vào lò nướng khoảng 15 đến 20 phút tùy thuộc dùng khuôn bánh lớn hay dạng khuôn cupcake. Để kiểm tra bánh đã chín, các bạn có thể dùng nĩa hoặc dao sạch xăm vào bánh, khi rút ra thấy không bám bột ước tức là bánh đã chín ngon.

=> NHƯ VẬY, CHÚNG TA ĐÃ BIẾT QUY TRÌNH LÀM RA ĐƯỢC BÁNH BÔNG LAN TRỨNG MUỐI TRẢI QUA NHIỀU KHÂU, NHƯNG VẪN LÀ Ở TRONG 1 NHÀ MÁY LÀM BÁNH THÔI VÀ KHÔNG PHẢI LÀM RA BÁN THÀNH PHẨM ĐỂ BÁN GÌ CẢ, MÀ TOÀN BỘ NGUYÊN LIỆU +MÁY MÓC+CON NGƯỜI ĐỂ LÀM RA ĐƯỢC SẢN PHẨM LÀ BÁNH BÔNG LAN TRỨNG MUỐI

➤➤BƯỚC 2: Qua khảo sát quy trình làm ra sản phẩm, các bạn nắm được các chi phí để cấu thành nên sản phẩm đó gồm những loại chi phí gì ?
(Để làm ra sản phẩm thì các bạn nên nhớ gồm 3 yếu cố chi phí là 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm đó; 622: Chi phí nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm đó; 627: Chi phí sản xuất chung là những chi phí tham gia vào quá trình để làm ra sản phẩm đó không cấu tạo trực tiếp nên hình hài của sản phẩm như chi phí 621, nhưng nó là 1 phần cấu tạo nên sản phẩm đó. Không có 627 thì không thể nào làm nên sản phẩm. Đôi lúc câu tạo nên sản phẩm còn có chi phí 623: Chi phí sử dụng máy thi công thường áp dụng cho Công ty xây lắp và xây dựng.

Ví dụ: Với Quy trình làm ra bánh bông lan trứng muối như trên thì các bạn có thể chia ra các loại chi phí như sau:

•    CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (TK 621): Chi phí mua trứng, chi phí mua bột, đường sữa.. .  gọi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  làm ra sản phẩm (TK 621). Phần này chúng ta đã được học trong chương kế toán hàng tồn kho . Luôn luôn hạch toán Nợ 621 có 152 (XUẤT NGUYÊN LIỆU RA ĐỂ SẢN XUẤT BÁNH BÔNG LAN. BỞI VÌ KHI MUA NGUYÊN LIỆU đã ghi vào Nợ 152 Nợ 1331 Có 331 (Chi tiết cho từng đối tượng).

•    CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP (TK 622):Khi có chi phí nguyên liệu trực tiếp thì phải có con người để làm ra cái bánh bông lan. Con người thì Phài thuê và trả lương. Người ta gọi là chi phí NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP (TK 622). VÀ PHẦN NÀY CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC HỌC TRONG CHƯƠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. Nợ 622 Có 334 (1;8) Và Nợ 622 Có 3383;3384;3386;3382. Vậy chi phí nhân công trực tiếp tức là những người trực tiếp làm ra sản phẩm (Cụ thể trường hợp này là người trực tiếp làm ra bánh bông lan).

•    CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (TK627): Khi có con người và có nguyên vật liệu rồi thì chúng ta cũng chưa thể sản xuất ra được bánh. Muốn có bánh thì phải có khuôn bánh có dây chuyền sản xuất bánh…có chi phí tiền điện, tiền nước, tiền thuê phân xưởng và phần này chúng ta đã được học trong phần KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN. Nợ 627 (Chi phí sản xuất chung, chi tiết cho từng tài khoản 627 ) Có 214 Có 242 Có 111;112... Vậy chi phi sản xuất chung nói ngắn gọn lại là những khoản chi phi mà nó sẽ góp phần tạo nên sản phẩm đó. Muốn làm ra sản phẩm đó thì bắt buộc phải có chi phí này (Ngoài 621;622). Nói ngắn gọn lại nếu Cty các bạn là Cty sản xuất thì sẽ có phân xưởng sản xuất thì chi phí cho phân xưởng chính là chi phí sản xuất chung (TK 627).


☛☛Ví dụ để các bạn dễ hình dung quá trình tập hợp chi phí: Trong tháng 1/2016. Cty làm ra được 100 cái bánh bông lan trứng muối 20cm. Biết rằng để làm ra được 100 cái bánh bông lan thì tốn những chi phí như sau:
+Chi phi 621 (Chi phi NVL trực tiếp): 2.000.000
+Chi phi 622 (Chi phí nhân công trực tiếp): 3.000.000
+Chi phi 627 (Chi phi SX chung): 1.500.000

☛☛ Vậy tổng chi phí làm ra được 100 cái bánh bông lan trong tháng 1/2016 là : 2.000.000+3.000.000+1.500.000=6.500.000=> 1 cái bánh bông lan là 6.500.000/100=65.000. Vậy chúng ta phải bán lớn hơn 65.000 , chúng ta mới có lời


➤➤BƯỚC 3: Xây dựng quy trình tính giá thành liên quan trực tiếp đến chính sản phẩm mà công ty sản xuất ra.

•    Sau khi nắm được quy trình làm ra sản phẩm thì các bạn phải ngồi viết ra được quy trình tính giá thành của sản phẩm đó bằng một phương pháp tính giá thành thích hợp (Có thể sử dụng Phương pháp giản đơn, Phương pháp hệ số, Phương pháp tỷ lệ, Phương pháp phân bước hay phương pháp theo đơn đặt hàng hay theo phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức…. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương…). Cách xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm ra sản phẩm ra làm sao, Quá  trình tác nghiệp giữa những phòng ban có liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm thì tác nghiệp như thế nào để thu thập được những tài liệu cần thiết cho công việc tính giá thành của chúng ta (Ví dụ như thu thập số lượng sản phẩm hoàn thành, thu thập được số lượng sản phẩm dở dang).

•    Nếu Công ty trước đó đã có quy trình tính giá thành sản phẩm thì các bạn nghiên cứu lại xem quy trình đó thiết kế có phù hợp với hiện trạng thực tế để nghiên cứu và học hỏi và chỉnh sửa cho nó phù hợp. Nếu chúng ta không thấy phù hợp thì chúng ta có thể bỏ quy trình tính giá thành trước đó và xây dựng mới lại 100%.

•    Nhưng trước khi viết về quy trình tính giá tại công ty chúng ta, CHÚNG TA CẦN PHẢI HIỂU CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH THEO NGUYÊN LÝ TRƯỚC khi áp dụng thực tế về quy trình tính giá thành tại Công ty chúng ta.

A.Quy trình tính giá thành về mặt nguyên lý như sau:

✦B1: Tập hợp các chi phí sản xuất ra sản phẩm (621;622;627) vào TỪNG ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ TK 154 (Đối tượng Tập hợp chi phí theo từng sản phẩm; Đối tượng Tập hợp chi phí theo từng công trình; Đối tượng Tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng; Đối tượng Tập hợp chi phí theo từng phân xưởng…) theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT TK 621), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT TK 622), Chi phí SX chung (CP SXC TK 627). Nếu là công ty xây lắp thì sẽ có thêm chi phí sử dụng máy thi công TK 623.

•    Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau khi công ty sản xuất 1 sản phẩm HOẶC cty sản xuất 2 sản phẩm khác nhau hoàn toàn và sử dụng nguyên liệu cho mỗi loại sản phẩm là khác nhau nhưng dùng chung phân xưởng hoặc dùng chung công nhân


•    Đối tượng tập hợp chi phí sẽ khác đối tượng tính giá thành khi công ty sử dụng 1 loại nguyên vật liệu nhưng cùng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với kích thước khác nhau (Ví dụ Giày thể thao Size 39, Size 40 HOẶC Áo Sơ Mi Nam XL; Áo sơ Mi Nam M…). Trong trường hợp này ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ LÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO HOẶC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIÀY THỀ THAO. ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH là Giày thể thao Size 39, Size 40; ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH LÀ Giày thể thảo Size 39, Size 4Áo Sơ Mi Nam XL; Áo Sơ Mi Nam M; 

B2: Phân bổ chi phí dùng chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí thành những chi phí dùng riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí bằng 1 tiêu thức hợp lý (Trường hợp này nếu đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là trùng nhau). Hoặc nếu mà đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau thì lúc này chúng ta sử dụng các phương pháp tính giá thành (Hệ số, tỷ lệ…) để tính ra được giá thành cho từng sản phẩm.

Trường hợp 1: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau (Ví dụ như Công ty sản xuất 1 sản phẩm A tại phân xưởng B thì đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này  là phân xưởng B và do có 1 sản phẩm A mà sản phẩm A nằm trong phân xưởng B nên toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng B chính là của sản phẩm A). Hoặc công ty làm theo đơn đặt hàng hoặc Công ty làm theo hợp đồng; Hoặc công ty làm theo công trình

Trường hợp 2: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành cũng là giống nhau, nhưng trường hợp 2 này là sản xuất 2 sản phẩm khác nhau {Cty có 2 dây chuyền sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B nhưng cùng 1 phân xưởng (dùng chung) thì lúc này đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành cũng giống nhau} nhưng những khoản chi phí dùng chung thì sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo 1 tiêu thức phù hợp.

Đối với những khoản chi phí dùng chung như: chi phí sản xuất chung TK 627, Chi phí nhân công trực tiếp TK 622  mà không tập hợp riêng được  cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ CÁI DÙNG CHUNG đó cho những đối tượng tập hợp chi phí riêng theo một trong các tiêu thức như sau:(Phân bổ chi phí dùng chung cho từng đối tượng tính giá thành hoặc cho những đối tượng tập hợp chi phí theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…) CÁC BẠN CÓ THỂ XEM LẠI VÍ DỤ BÊN DƯỚI.

Ví dụ:Công ty sản xuất máy lạnh và máy quạt. Chi phí 621 của máy lạnh là 10.000.000 và chi phí 621 của máy quạt là 15.000.000. Nhưng chi phí dùng chung để làm ra máy lạnh và máy quạt như sau: 622 dùng chung là 5.000.000 và 627 dùng chung là: 7.000.000

  • Vậy nhiệm vụ của chúng ta là tách 622: 5.000.000 này cho 622 máy lạnh và cho 622 máy quạt. Cũng như chúng ta tách 627: 7.000.000 cho 627 máy lạnh và cho 627 máy quạt 
  • Chúng ta sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm để phân bổ cho 622 và 627.

Một: Chi phí  nhân công trực tiếp cho máy lạnh (TK 622 máy lạnh) bằng=(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm máy lạnh TK 621 máy lạnh/ Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của máy lạnh và máy quạt Tức là Cộng 621 máy lạnh và 621 máy quạt lại)*5.000.000=(10.000.000/10.000.000+15.000.000)*5.000.000=2.000.000

Hai: Chi phí  nhân công trực tiếp cho máy quạt (TK 622 máy quạt) bằng=(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm máy lạnh TK 621 máy quạt/ Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của máy lạnh và máy quạt Tức là Cộng 621 máy lạnh và 621 máy quạt lại)*5.000.000=(15.000.000/10.000.000+15.000.000)*5.000.000=3.000.000
(Hoặc có thể lấy 5.000.000-2.000.000=3.000.000).

Ba: Chi phí  nhân sản xuất chung cho máy lạnh (TK 627 máy lạnh) bằng=(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm máy lạnh TK 621 máy lạnh/ Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của máy lạnh và máy quạt Tức là Cộng 621 máy lạnh và 621 máy quạt lại)*7.000.000=(10.000.000/10.000.000+15.000.000)*7.000.000=2.800.000

Bốn: Chi phí  nhân công trực tiếp cho máy quạt (TK 627 máy quạt) bằng=(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm máy lạnh TK 621 máy quạt/ Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của máy lạnh và máy quạt Tức là Cộng 621 máy lạnh và 621 máy quạt lại)*5.000.000=(15.000.000/10.000.000+15.000.000)*7.000.000=4.200.000
(Hoặc có thể lấy 7.000.000-2.800.000=4.200.000)

Kết luận: Đối với Cty mà sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau hoàn toàn 100% thì những khoản chi phí nào tách riêng được thì tách riêng. Những khoản chi phí nào mà dùng chung thì sẽ sử dụng tiêu thức phân bổ hợp lý để tách riêng chi phí dùng chung thành những chi phí riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Phải thuộc nguyên tắc này để vận dụng tại Công ty của các bạn khi tính giá thành

Trường hợp 3:Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu

Ví dụ: Công ty ABC cùng sử dụng 1 loại nguyên vật liệu là bột; trứng; muối; lạp xưởng, đường… sản xuất  ra được bánh trung thu 1 trứng và bánh trung thu 2 trứng trên cùng 1 DÂY CHUYỀN LÀ SẢN XUẤT BÁNH.

==>Trường hợp này 100% là đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Không thể nào Đối tượng tập hợp chi phí là dây chuyền sản xuất bánh và đối tượng tính giá thành cũng là dây chuyền sản bánh. Mà trường hợp này ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ là DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNHĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH LÀ “BÁNH TRUNG THU 1 TRỨNG VÀ BÁNH TRUNG THU 2 TRỨNG”

+Vậy trong trường hợp này chúng ta tập hợp hết toàn bộ chi phí (621;622;627) VÀO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH. Tức là CHÚNG TA ĐÃ CÓ toàn bộ chi phí để tạo ra 2 sản phẩm là Bánh trung thu 1 trứng và bánh trung thu 2 trứng. 

+ Đã có chi phí cho toàn bộ sản phẩm của bánh trung thu 1 trứng và 2 trứng=> Muốn tính giá thành trong trường hợp này chỉ có 1 cách duy nhất là làm sao quy đổi sản phẩm bánh trung thu 1 trứng và bánh trung thu 2 trứng về 1 LOẠI BÁNH TRUNG THU CHUẨN.

+Muốn làm được điều này thì trong 2 sản phẩm bánh 1 trứng và bánh 2 trứng chúng ta chọn 1 sản phẩm làm sản phẩm chuẩn để quy sản phẩm còn lại bằng mấy lần sản phẩm chuẩn BẰNG 1 HỆ SỐ (Ví dụ sản phẩm bánh 2 trứng bằng 2 lần sản phẩm bánh 1 trứng). Hệ số này có thể do kế toán tự tính ra dựa trên giá bán của sản phẩm đã có HOẶC có thể kết hợp với bộ phận sản xuất để tính ra được hệ số này)=> Thế là bài toán đã được giải quyết (Trở về bài toán tính giá thành của 1 sản phẩm. Các bạn đã biết cách tính Xem phần chương 5 “Kế toán hàng tồn kho để biết cách tính”). Nhắc lại giá thành của 1 sản phẩm=(154 dở dang đầu kỳ +154 phát sinh trong kỳ-154 dở dang cuối kỳ)/ Số lượng sản phẩm hoàn thành.

+ Sau khi tính ra được giá thành sản phẩm chuẩn rồi thì giá thành của sản phẩm còn lại bằng giá thành sản phẩm chuẩn nhân với hệ số là ra GIÁ THÀNH sản phẩm còn lại.

B3: Sử dụng phương pháp tính giá thành.

✔Nếu  đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau thì chúng ta qua bước 4 để tiếp tục.

Nếu mà đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau thì lúc này Kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

B4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành

Sau khi chúng ta đã tập hợp chi phí trong kỳ theo từng loại sản phẩm tại B1,2,3 rồi thì để tính được giá thành chúng ta phải qua B4 là
Biết được số lượng sản phẩm hoàn thành (Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ bằng 1 báo cáo. Các bạn kế toán nên đi kiểm kê thực tế 1 lần cho biết khi vào làm việc tại công ty để biết bộ phận sản xuất kiểm kê như thế nào)

Và biết số lượng sản phẩm dở dang cũng như biết mức độ sản phẩm hoàn thành của sản phẩm dở dang (Nếu công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương). Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo vấn đề này. Về sản phẩm dở dang các bạn kế toán nên đi kiểm kê thực tế 1 lần cho biết khi vào làm việc tại công ty để biết bộ phận sản xuất kiểm kê như thế nào

B5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp 
(Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.).

Cách Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính trị giá sản phẩm hoàn thành: Các bạn đã làm được từ B1 đến B4 thì trước khi tính trị giá sản phẩm hoàn thành các bạn phải làm công đoạn đánh giá trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại B5. B5 này  được chi tiết như sau:

Đầu tiên Định nghĩa sản phẩm dở dang: là những những sản phẩm, công trình, đơn đặt hàng mà chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua vài công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm. Và kế toán cần biết mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Cách 1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp (TK 621) hoặc theo chi phí NVL trực tiếp gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ (TK 621) (Theo phương pháp này thì các bạn không cần quan tâm mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang).

•    Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành(Tức là 622 và 627 tính vào hết thành phẩm hoàn thành, điều này có nghĩa là sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu). 

•    Áp dụng: phù hợp với những DN mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành SP (Bao nhiêu thì lớn không có định nghĩa, tuỳ theo mỗi công ty nhé các bạn: Ví dụ 70% hoặc 80% chẳng hạn).
•    Ví dụ của trường hợp này: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, trong tháng có các tài liệu sau đây(đơn vị tính 1.000 đồng)
- Sản phẩm dở dang đầu tháng 
        + Đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp :    100.000
- CPSX trong tháng gồm: 
        + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621):    1.900.000
        + Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)  :             180.000 
        + Chi phí sản xuất chung (TK 627):                     216.000
- Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành nhập kho 180 thành phẩm A, còn lại 20 sản phẩm dở dang.

Tham luận cách làm:

  • Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí NVL trực tiếp (TK 621), kết quả tính toán như sau

  • Mô tả bằng Sơ đồ hạch toán hạch toán chữ T của toàn bộ quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành của Sản phẩm A như sau:

=>Giá thành 1 sản phẩm A: 2.196.000/180=12.200

Cách 2:Đánh giá SP DD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

•    Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành (621;622;627) là tương đương nhau. (Muốn làm theo cách này phải quan tâm đến mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang). Làm theo phương pháp này độ chính xác cao nhưng hơi phức tạp

•    Chi phí Sản phẩm dở dang cuối kỳ: gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (TK 621) cộng với chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) cộng với chi phí sản xuất chung khác (TK 627).Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành số lượngsản phẩm hoàn thành tương ứng với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

+ Đối với CPSX bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ (như¬ chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp TK 621) thì tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo công thức :

+Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau¬ : Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chi phí sản xuất chung (TK 627) được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang được quy ra số lượng sản phẩm hoàn thành Công thức như sau:

Lưu ý: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương =Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * Mức độ sản phẩm hoàn thành.
•    Ví dụ của trường hợp này: Doanh nghiệp SX sản phẩm B trong tháng 6/N có tài liệu như sau (Đơn vị tính 1.000 đồng.)

Khối lượng SPDD đầu tháng 6/N là 50, mức độ hoàn thành 60%. 
- Trong tháng 6/N hoàn thành nhập kho 170 thành phẩm còn lại 60 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50% .Cho biết chi phí NVL bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ .

Yêu cầu: Xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành ương đương.
Tham luận cách làm:

  • Vậy trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 54.000+3.150+6.300=63.450
  • Vậy trị giá sản phẩm nhập kho trong kỳ là: 57.000+213.000-63.450=206.550
  • Vậy giá thành 1 sản phẩm là: 206.550/170=1.215

Mô tả toàn bộ nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm B của trường hợp trên bằng sơ đồ chữ T như sau:

B6: Tính trị giá sản phẩm hoàn thành= Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ-Trị giá 154 dở dang cuối kỳ-Phế liệu thu hồi-Sản phẩm phụ - Sản phẩm hỏng.

B7:Tính gía thành từng loại sản phẩm và Lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ=> Giá thành 1 sản phẩm=Trị giá sản phẩm hoàn thành tức là Bước 6/Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng

B.Quy trình tính giá thành về thực tế tại công ty sản xuất thùng xe và sản xuất xe như sau:

A.CÁC ĐỊNH NGHĨA: 
-    Lệnh sản xuất: 

+    Do Giám đốc sản xuất phát hành (Bộ phận kế hoạch lập và trình duyệt) cho các bộ phận liên quan thực hiện và theo dõi sản xuất theo kế hoạch sản xuất chung. 

+    Lệnh sản xuất gồm 03 loại: lệnh sản xuất xe, lệnh sản xuất thùng xe, lệnh gia công chi tiết nội địa hoá.

+    Lệnh sản xuất được đánh số thứ tự liên tục và nội dung thể hiện định mức vật tư cho đơn vị sản phẩm sản xuất và tổng mức vật tư dự kiến theo lệnh sản xuất để tiện theo dõi xuất vật tư sản xuất chính xác tránh lãng phí hoặc sản xuất không đồng bộ.

+ Lệnh sản xuất đính kèm định mức vật tư cho 3 bộ phận chính : bộ phận vật tư chính thì số lệnh sản xuất đính kèm là a, bộ phận vật tư phụ ở xưởng đóng thùng và xưởng hàn số lệnh sản xuất đính kèm là b và ở xưởng sơn là c.

+    Lệnh sản xuất được chuyển cho bộ phận kho vật tư, quản đốc các xưởng để theo dõi triển khai (nhân viên điều độ sản xuất giúp Quản đốc theo dõi lệnh sản xuất).

B.1     Qui trình tính giá thành thùng xe các loại:

☑B.1.1- Qui trình:

☑B.1.2- Giải thích qui trình

B1- Xuất kho.

-    Đối với vật tư chính như sắt thép, nhôm, inox: thống kê kho, thống kê xưởng chế tạo căn cứ vào lệnh sản xuất (lệnh số đính kèm chữ a), xuất vật tư theo lệnh và bàn giao sắt thép cho tổ cắt chấn, sau khi xuất vật tư đầy đủ theo lệnh 02 bên ký vào lệnh sản xuất. Trường hợp vật tư sắt thép không theo đúng khổ hoặc ly tôn đã quy định trong lệnh thì có thể xuất thay thế loại tôn khác nhưng phải ghi vào dòng dưới cùng để theo dõi xuất thực tế. Tổ cắt chấn sẽ cắt, chất theo sự kiểm soát của nhân viên điều độ.
 

-    Đối với các vật tư phụ khác như: que hàn, đá mài, sơn,..  cũng phải có định mức để kiểm soát. Thống kê xưởng đóng thùng, xưởng sơn căn cứ vào lệnh sản xuất (tức là lệnh sản xuất cùng số đính kèm thêm chữ b và c) để nhận vật tư 1 lần hoặc nhiều lần theo tiến độ sản xuất thực tế, nếu vật tư phát sinh khác thì ghi vào dòng cuối cùng của lệnh sản xuất.

Chú ý : chỉ được xuất vật tư theo lệnh sản xuất, không được phép xuất vật tư mà không có lệnh sản xuất.

-    Riêng đối với đồ bảo hộ lao động thì cấp phát theo quy định của hành chánh tổ chức.
 

B2- Ghi nhận số liệu:
-    Căn cứ vào lệnh sản xuất đã cấp phát xong vật tư, Thống kê kho vào sổ kho (file tổng hợp nhập-xuất-tồn), sau đó chuyển lệnh sản xuất cho kế toán vật tư-giá thành, cuối tháng đối chiếu số liệu với kế toán vật tư-giá thành, đồng thời cung cấp số lượng hàng tồn kho kịp thời cho các bộ phận liên quan nếu có yêu cầu.

B3- Xác định số lượng sản phẩm hoàn thành.
-    Hàng ngày thống kê xưởng lắp ráp căn cứ vào phiếu bên giao thùng từ xưởng sơn, lập  phiếu nhập kho thùng chuyển cho kế toán vật tư-giá thành

B4- Tính giá thành.
-    Sơ đồ tập hợp chi phí:

    
-    Tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính (TK 621):

Chi phí nguyên vật liệu chính được Kế toán vật tư-giá thành tập hợp trực tiếp cho từng loại thùng theo lệnh sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 152.2 kế toán tổng hợp hạch toán vào sổ cái tài khoản 621.
    Cách hạch toán:         Nợ TK 621 thùng / Có TK 152.2

-    Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (TK 622):
    Căn cứ vào bảng kê tính lương hàng tháng, kế toán tiền lương hạch toán vào sổ chi tiết  tài khoản 622.
    Cách hạch toán:     Nợ TK 622 thùng / Có TK 334, 338.3, 338.4, 338.6. 338.2

-    Tập hợp chi phí sản xuất chung (TK 627):

+Chi phí khấu hao TSCĐ (214), CCDC, chi phí phân bổ dài hạn (242): Căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, chi phí phân bổ dài, ngắn hạn, kế toán tổng hợp hành trích đưa vào chi phí trong kỳ.
Cách hạch toán:         Nợ TK 627 thùng / Có TK 214, 242

+ Chi phí tiền lương (bảng tính lương hàng tháng), chi phí vật tư, chi phí bằng tiền khác (tiền điện, nước, điện thoại … )
Cách hạch toán:     Nợ TK 627 thùng / TK 111,112,152.2, 334, 338.3, 338.4, 338.6, 338.2

-    Tính giá thành sản phẩm: Xác định số lượng sản phẩm dở dang và chi phí dở dang cuối kỳ: 
    +    Căn cứ vào lệnh sản xuất và số lượng thành phẩm nhập kho, kế toán vật tư-giá thành xác định được số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
    +    Chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính TK621 (tức là sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL chính). Còn chi phí nhân công TK622 và chi phí sản xuất chung TK627 phân bổ hết cho thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ 
                              

-    Phân bổ chi phí  622, 627: 
Do chi phí 622, 627 được phân bổ hết vào thùng thành phẩm, mà thùng thành phẩm gồm nhiều loại khác nhau nên phải quy đổi về hệ số để phân bổ, tức chọn sản phẩm tiêu chuẩn làm hệ số 1 và quy tất cả các sản phẩm về cùng 1 loại:
  

 
+ 622XS, 627XS: Là chi nhân công và chi phí vật tư, khấu hao phát sinh tại xưởng sơn để sơn thùng. Do đặc điểm sản xuất của xưởng sơn nên không thể tách biệt được chi phí sơn thùng và sơn xe. Vì vậy các loại chi phí này được xác định bằng cách căn cứ vào các bảng định mức và số lượng thùng thành phẩm đã sơn được trong kỳ.
    622XS cho thùng A = SL thùng A hoàn thành x Định mức 622 để sơn thùng A
    627XS cho thùng A = SL thùng A hoàn thành x Định mức 627 của thùng A
+Tổng số lượng sản phẩm thùng A được quy ra sản phẩm chuẩn=Số lượng sản phẩm thùng A *Hệ số sản phẩm thùng A

+Tổng số lượng SẢN PHẨM THÙNG CHUẨN=Tổng (Số lượng sản phẩm thùng hoàn thành của từng loại*Hệ số sản phẩm thùng của từng loại)        

+Trị giá sản phẩm dở dang của sản phẩm thùng A=(154 Đầu kỳ của thùng A+621 phát sinh của thùng A)/(Số lượng sản phẩm thùng A+Số lượng sản phẩm dở dang thùng A)*Số lượng sản phẩm dở dang thùng A

+Trị giá sản phẩm hoàn thành của thùng A=(154 đầu kỳ của thùng A+154 Phát sinh trong kỳ của thùng A-154 dở dang cuối kỳ của thùng A)
-Giá thành sản phẩm thùng A = [ Trị giá sản phẩm thùng A ] / SL thùng A

 * Ghi chú:

-    Trường hợp lệnh sản xuất tạm dừng giữa chừng để thực hiện lệnh sản xuất mới thì Quản đốc, Điều độ ,Thống kê xưởng bố trí công nhân thống kê số lượng vật tư, chi tiết còn lại, sắp xếp hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện hoàn thành lệnh đó.
-    Trường hợp lệnh sản xuất bị huỷ giữa chừng thì Quản đốc, Điều độ ,Thống kê xưởng bố trí công nhân thống kê số lượng vật tư, chi tiết còn lại và trình Giám đốc sản xuất phương án xử lý.

B.2-    Qui trình tính giá thành các loại xe:
B.2.1- Quy trình:

B.2.2-    Giải thích lưu đồ:
B1: Xuất kho. 

-    Đối với bộ linh kiện, lốp xe, bình ắc quy, ghế, thùng đồ nghề (vật tư chính) TK621: Hàng ngày, căn cứ vào lệnh sản xuất (lệnh số đính kèm chữ a), thống kê kho theo dõi việc cấp hàng cho các xưởng sản xuất, riêng đối với bộ linh kiện phải có bảng kê chi tiết số máy kèm theo.
-    Đối với các vật tư phụ khác như: cũng phải có định mức để kiểm soát. Thống kê xưởng hàn, xưởng sơn căn cứ vào lệnh sản xuất (tức là lệnh sản xuất cùng số đính kèm thêm chữ b và c) để nhận vật tư 1 lần hoặc nhiều lần theo tiến độ sản xuất thực tế, nếu vật tư phát sinh khác thì ghi vào dòng cuối cùng của lệnh sản xuất.

Chú ý : chỉ được xuất vật tư theo lệnh sản xuất, không được phép xuất vật tư mà không có lệnh sản xuất.
-    Riêng đối với đồ bảo hộ lao động thì cấp phát theo quy định của hành chánh tổ chức.

B2- Ghi nhận số liệu:
-    Căn cứ vào lệnh sản xuất thống kê kho tiến hành vào sổ kho (file tổng hợp nhập-xuất-tồn) sau đó chuyển lệnh sản xuất lên cho kế toán vật tư-giá thành, cuối tháng đối chiếu số liệu với kế toán vật tư-giá thành, đồng thời cung cấp số lượng hàng tồn kho kịp thời cho các bộ phận liên quan nếu có yêu cầu.

B3- Xác định số lượng sản phẩm hoàn thành:
-    Hàng ngày thống kê xưởng lắp ráp lập phiếu nhập kho xe thành phẩm chi tiết theo loại xe, số khung, số máy chuyển cho kế toán thành phẩm.
B4- Tính giá thành:
Sơ đồ tập hợp chi phí:

 

-    Tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính (TK 621):

Chi phí nguyên vật liệu chính được Kế toán vật tư-giá thành tập hợp trực tiếp cho từng loại xe theo lệnh sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết 152 kế toán tổng hợp hạch toán vào sổ cái tài khoản 621.
621:  Là giá trị bộ linh kiện CKD, lốp xe, ắc qui, ty ben, thùng đồ nghề, ghế trong lệnh sản xuất.
Cách hạch toán:     Nợ TK 621xe / Có TK 152

-    Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (TK 622):

Căn cứ vào bảng kê tính lương hàng tháng, kế toán tiền lương hạch toán vào sổ cái tài khoản 622.
Cách hạch toán:     Nợ TK 622xe / Có TK 334, 338.3, 338.4, 338.6, 338.2

-    Tập hợp chi phí sản xuất chung (TK 627):

+ Chi phí khấu hao TSCĐ (214), CCDC, chi phí phân bổ dài hạn (242): Căn cứ  vào sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, chi phí phân bổ dài, ngắn hạn, kế toán tổng hợp tiến hành trích đưa vào chi phí trong kỳ.
Cách hạch toán:     Nợ TK 627xe / Có TK 214, 242

+ Chi phí tiền lương (bảng tính lương hàng tháng), chi phí vật tư, chi phí bằng tiền khác (tiền điện, nước, điện thoại … )
    Các hạch toán:     Nợ TK 627xe / TK 111,112,152.2, 334, 338.3, 338.4, 338.6, 338.2

-    Tính giá thành sản phẩm:

Xác định số lượng sản phẩm dở dang và chi phí dở dang cuối kỳ: 
Căn cứ vào lệnh sản xuất và số lượng thành phẩm nhập kho, kế toán vật tư-giá thành xác định được số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính TK621 (tức là sản phẩm dở dang chỉ có nguyên vật liệu chính trực tiếp). Còn chi phí nhân công TK622 và chi phí sản xuất chung TK627 phân bổ hết cho thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ 
                    

                               
Phân bổ chi phí  622, 627: 

Do chi phí 622, 627 được phân bổ hết vào xe thành phẩm, mà xe thành phẩm gồm nhiều loại khác nhau nên phải quy đổi về hệ số để phân bổ, tức là chọn sản phẩm xe tiêu chuẩn làm hệ số 1 và quy tất cả các sản phẩm về hệ số:

 

+Tổng số lượng SẢN PHẨM XE CHUẨN=Số lượng sản phẩm xe hoàn thành của từng loại*Hệ số sản phẩm xe của từng loại
+Trị giá sản phẩm dở dang của sản phẩm xe A= (154 Đầu kỳ của xe A+621 phát sinh của xe A)/(Số lượng sản phẩm xe A+ Số lượng sản phẩm dở dang xe A) * Số lượng sản phẩm dở dang xe A

+Trị giá sản phẩm hoàn thành của xe A=(154 đầu kỳ của xe A+ 154 Phát sinh trong kỳ của xe A-154 dở dang cuối kỳ của xe A)

-Giá thành sản phẩm xe A = [ Trị giá sản phẩm xe A ] / SL xe A

C.NGOÀI RA CÁC BẠN CẦN THAM KHẢO THÊM QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH CỦA 1 CÔNG TY KHÁC CŨNG VỀ SẢN XUẤT XE. TÍNH GIÁ THÀNH NHƯ SAU

Công ty sản xuất và lắp ráp xe hơi (Sản xuất xe). Tính giá thành THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN (Tức là tập hợp chi phí cho từng loại xe theo nguyên vật liệu được, những phần chi phí nào không tập hợp riêng được thì phân bổ theo chi phí mà tập hợp riêng được.)

Đặc điểm: Mỗi dây chuyền sản xuất là của một dòng xe. Do đó, chi phí nguyên vật liệu thì tập hợp riêng cho từng loại xe. Còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không thể tập hợp riêng mà tập hợp chung, cuối tháng tiến hành phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo số lượng sản phẩm hoàn thành.

  • Chi phí nguyên vật liệu (TK 621): là gồm Bộ Linh Kiện, Lốp xe, Bình Ắc Quy tập hợp riêng được cho từng loại xe
  • Chi phí nhân công (TK622):không tập hợp riêng được mà phải phân bổ theo tiêu thức số lượng sản phẩm xe hoàn thành hoặc phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung (TK 627): (gồm tiền vật tư, tiền điện, tiền khấu hao dây chuyền) thì không tập hợp riêng được mà phải phân bổ theo tiêu thức số liệu sản phẩm xe hoàn thành hoặc phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Lưu ý:Nhưng trong chi phí sản xuất chung thì có chi phí sản xuất chung cố định là không thay đổi khi sản lượng sản xuất ra thay đổi (Ví dụ như chi phí khấu hao) và chi phí sản xuất chung biến đổi tức là sản xuất nhiều thì chi phí nhiều và sản xuất ít thì chi phí ít. Và theo quy định của kế toán thì khi tính giá thành đối với 2 loại chi phí này được quy định như  sau:

-    Đối  với chi phí sản xuất chung mà biến đổi thì tính hết vào giá thành của sản phẩm
-    Đối với Chi phí sản xuất chung cố định:thì phải phân bổ vào giá thành theo mức sản xuất công xuất bình thường. Nếu trong kỳ, Cty sản xuất thấp hơn mức sản xuất công xuất bình thường thì phân bổ vào giá thành theo mức sản xuất công xuất bình thường, phần còn lại thì tính  vào 632 (Giá vốn hàng bán). 

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá là theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì sản phẩm xe ô tô  cấu tạo giá thành xe chủ yếu là Bộ Linh Kiện chiếm tỷ trọng cao trong giá thành của xe (Hoặc nếu không các bạn có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương để sản phẩm dở dang cuối kỳ còn 3 khoản mục chi phí NVL trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

Ví dụ: tháng 1/2014, Cty ABC chuyên về sản xuất xe hơi. Có 2 dây chuyền sản xuất xe là Kia Morning AT và Kia Morning MT xuất ra 519 bộ linh kiện KIA NEW MORNING AT với trị giá xuất là 45.912.312.956 và 208 Bộ Linh kiện của KIA NEW MORNING MT với trị giá là 16.402.683.568. 


+Chi phí nhân công sản xuất xe cho cả 2  dòng xe trên là 1.448.652.269

+Chi phí sản xuất chung phần vật tư biến động theo số lượng sản phẩm sản xuất là 7.240.760.070

+Chi phí sản xuất chung cố định không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra là (Chi phí khấu hao dây chuyền xe) 3.750.981.133. Biết rằng trong kỳ đơn vị sản xuất vượt mức công suất sản xuất bình thường.  Mức sản suất công xuất bình thường của xe AT là 500 chiếc/tháng và  của xe MT là 200 chiếc/tháng

Trong tháng 1/2014 Công ty sản xuất được 515 sản phẩm Kia Morning AT. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của Kia Morning AT là 4 chiếc. Số lượng sản phẩm hoàn thành xe MT là 206 chiếc, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của MT là 2 chiếc

Đây là năm đầu tiên nên không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Giải: Vậy với bài toán này là tính giá thành theo phương pháp giản đơn
→Bước 1 : Tập hợp chi phí  nguyên vật liệu vào 154 của từng loại xe (Bỏ qua các nghiệp vụ hạch toán bên nợ của 621;622;627)
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu 
Nợ 154 Xe AT: 45.912.312.956
Nợ 154 Xe MT: 16.402.683.568

Có 621 (AT): 45.912.312.956
Có 621 (MT): 16.402.683.568

→Bước 2:Phân bổ 622 theo số lượng sản phẩm hoàn thành để biết được chi phí nhân công cho từng loại xe
Chi phí nhân công cho xe AT
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành AT+MT)*Chi phí nhân công trực tiếp=(515)/(721=515+206)*1.448.652.269=1.034.751.621
=>Chi phí nhân công cho xe MT=1.448.652.269-1.034.751.621=413.900.648

→Bước 3: Phân bổ chi phí sản xuất chung (Gồm biến phí và định phí) cho xe AT và xe MTTheo số lượng sản phẩm hoàn thành để biết chi phí sản xuất chung cho từng loại xe. Do số lượng sản phẩm xe sản xuất ra trong tháng nhiều hơn mức sản xuất công xuất bình thường nên toàn bộ chi phí phát sinh phần biến phí và định phí tính hết vào giá thành của sản phẩm xe.

BIẾN PHÍ

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần biến phí
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành At+MT)*Chi phí sản xuất chung=(515)/(721)*7.240.760.070=5.171.971.479

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần biến phí
=7.240.760.070-5.171.971.479=2.068.788.591

ĐỊNH PHÍ

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần Định Phí
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành)*Chi phí sản xuất chung=(515)/(721)*3.750.981.133=2.679.272.238

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần Định Phí
=3.750.981.133-2.679.272.238=1.071.708.895

Lưu ý:Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng  ví dụ AT là 400 và MT là 150thì nhỏ hơn công suất sản xuất bình thường thì trong trường hợp này chúng ta phải phải tính chi phí sản xuất chung cố định 3.750.981.133cho sản phẩm AT và MT là theo mức công suất bình thường là 500 và 200  (Còn phần biến phí thì chúng ta vẫn phân bổ theo sản lượng thực tế). 

Biến phí thì vẫn làm phân bổ bình thường
=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần biến phí
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành At+MT)*Chi phí sản xuất chung=(400)/(550)*7.240.760.070=5.266.007.324

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần biến phí
=7.240.760.070-5.266.007.324=1.974.752.746

Định phí sẽ phân bổ như sau:
Chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành theo mức sản xuất công suất bình thường 
=550/700*3.750.981.133=2.947.199.461.Vậy chi phí tính vào giá vốn hàng bán mà không phải tính vào giá thành là : 3.750.981.133-2.947.199.461=803.781.361

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần Định Phí tính vào giá thành
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành)*Chi phí sản xuất chung=(400)/(550)*2.947.199.461=2.143.417.790

=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần Định Phí tính vào giá thành
=2.947.199.461-2.143.417.790=803.781.671

Bước 4: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của AT theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
=(Chi phí nguyên vật liệu đầu kỳ+Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ)/(Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ+Số lượng sản phẩm dở dang cuối)*Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ kỳ)=(0+45.912.312.956)/(515+4)*4=(45.912.312.956)/(519)*4=353.852.124

+Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của MT theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
=(Chi phí nguyên vật liệu đầu kỳ+Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ)/(Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ+Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ)*Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
=(0+16.402.683.568)/(206+2)*2=157.718.112

Bước 5: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào từng sản phẩm
Nợ 154 Xe AT: 1.034.751.621
Nợ 154 Xe MT: 413.900.648
Có 622 AT: 1.034.751.621
Có 622 MT: 413.900.648

Bước 6: Tập hợp chi phí sản xuất chung vào từng sản phẩm
Biến phí
Nợ 154 Xe AT: 5.171.971.479
Nợ 154 Xe MT: 2.068.788.591
Có 627 (Vật tư phụ, chi phí điện, nước….) AT:  5.171.971.479
Có 627 (Vật tư phụ,chi phí điện, nước….) MT: 2.068.788.591

Định phí
Nợ 154 Xe AT: 2.679.272.238
Nợ 154 Xe MT: 1.071.708.895
Có 627 (Khấu hao xe, tiền thuê xưởng) AT: 2.679.272.238
Có 627 (Khấu hao xe, tiền thuê xưởng ) MT:1.071.708.895

Xem muốn làm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì cần làm những bước gì xem tại đây

Xem muốn làm kế toán theo dõi tài sản cố định và chi phí trả trước, CCDC thì cần làm những bước gì xem tại đây

Xem muốn làm kế toán Hàng tồn kho thì cần làm những bước gì xem tại đây

Xem muốn làm kế toán Bán hàng và theo dõi công nợ phải thu thì cần làm những bước gì xem tại đây

Xem bài cách trả lời phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng xem tại đây

Xem bài viết kế toán thanh toán cần làm những bước gi, xem tại đây

Xem cách tính giá thành cụ thể của loại hình Công ty tổ chức nấu ăn về suất ăn công nghiệp tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP