Hạch toán kế toán trường hợp nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ (L/ C trả ngay)

Hạch toán kế toán Quy trình nhập khẩu theo PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRẢ NGAY (Tức là trả tiền mới nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng để làm thủ tục hải quan)

-    Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, doanh nghiệp phải chuyển tiền ký quỹ để mở L/C. Số tiền ký quỹ do ngân hàng quy ước tuỳ theo sự tín nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân hàng, có thể từ 30% đến 100% trị giá lô hàng nhập khẩu. Công ty lên ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền ký quỹ (Có thể mua ngoại tệ để ký quỹ, hoặc Xuất từ tài khoản ngoại tệ hoặc vay ngân hàng bằng ngoại tệ, tùy theo từng tình huống mà chúng ta hạch toán):


Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh. Tỷ giá mua của ngân hàng)

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán: Tỷ giá bình quân gia quyền di động)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).

Lưu ý: 
•    Nếu dùng tiền mặt hoặc từ tiền gửi ngân hàng là VND để mua ngoại tệ thì phải hạch toán như sau (Lúc này phải mở tài khoản ngoại tệ)
Nợ 1122: Theo tỷ giá bán của ngân hàng *Số ngoại tệ cần mua

Có 1111,1121: Theo số tiền VND chi ra

•    Sau đó chuyển từ tài khoản 1122 sang 244
Nợ 244: Số ngoại tệ mua *Tỷ giá mua của ngân hàng
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có 1122: Số ngoại tệ mua *Tỷ giá bình quân gia quyền di động
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).

•    Nếu đơn vị nhập khẩu không có ngoại tệ chuyển khoản ký quỹ, phải vay ngân hàng bằng ngoại tệ để ký quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 244: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá thực tế (Tỷ giá bán của ngân hàng)

Có TK 341: Số ngoại tệ vay dùng để ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ giá thực tế (tỷ giá bán của ngân hàng)

-    Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người xuất khẩu, sau đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng. +NH Mở sẽ chỉ giao chứng từ cho người NK khi người NK thanh toán đủ tiền hàng còn thiếu (nếu lúc trước mới chỉ ký quỹ một phần để mở L/C) và các chi phí liên quan (nếu có). Đồng thời khi đó, Ngân hàng Mở sẽ ký hậu vào vận đơn gốc và làm một Uỷ quyền nhận hàng để người NK nhận được hàng (vì lúc này B/L ghi Consignee là theo lệnh của Ngân hàng). Thanh toán phần tiền thiếu còn lại cho nhà cung cấp

+Nếu trích từ tài khoản ngoại tệ của ngân hàng của Cty
Nợ 635 (Nếu lỗ tỷ giá)
Nợ 331: Tỷ giá bán của ngân hàng mở tài khoản * Số ngoại tệ ký quỹ còn thiếu

Có 1122: Tỷ giá bình quân gia quyền xuất ngoại tệ * Số ngoại tệ còn thiếu
Có 244: Tỷ giá bình quân gia quyền xuất ngoại tệ *Số ngoại tệ ký quỹ
Có 515: (Nếu lãi tỷ giá hối đoái)

+Nếu mà có nghiệp vụ mua ngoại tệ còn thiếu được trích từ tài khoản tiền gửi ngân hàng VND sang tài khoản ngoại tệ hoặc đem tiền mặt để mua ngoại tệ, rồi từ tài khoản ngoại tệ trả cho nhà cung cấp sẽ ghi như sau:
Nợ 1122: Tỷ giá bán của ngân hàng *Số ngoại tệ cần mua

Có 1121,1111: Trị giá VND cần bỏ ra để mua số ngoại tệ còn thiếu

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Nơ 331: Tỷ giá bán của ngân hàng mở tài khoản * Số ngoại tệ còn thiếu

Có 1122: Tỷ giá bình quân gia quyền xuất ngoại tệ * Số ngoại tệ còn thiếu
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).

+Nếu vay ngoại tệ để trả phần còn lại ghi
Nợ 331: Số ngoại tệ vay *Tỷ giá bán của ngân hàng vay ngoại tệ
  Có 341: Số ngoại tệ vay *Tỷ giá bán của ngân hàng vay ngoại tệ
(Không xảy ra chênh lệch tỷ giá lúc này)

+Phí ngân hàng tính cho công ty trong trường hợp chuyển tiền còn thiếu này
Nợ 6425
Nợ 1331 (nếu có)
  Có 1111,1121

-    Sau khi có bộ chứng từ nhận được từ ngân hàng thì tiến hành làm thủ tục nhận hàng tại Cảng. Khi hàng hoá (gồm nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa và TSCĐ) được xác định đã hoàn thành nhập khẩu (Đã thông quan) và chở hàng về đến kho, căn cứ vào tờ khai hàng nhập khẩu và các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán sẽ phản ánh trị giá hàng nhập khẩu tại ngày nhập kho (thường là ngày thông quan), kế toán ghi

Nợ TK152,153,1561,211: Số lượng ngoại tệ lúc ký quỹ*Tỷ giá bên nợ 331 mà chuyển từ tài khoản ký quỹ chuyển sang+Số lượng ngoại tệ trả lần 2 *Tỷ giá bên nợ 331 lúc trả tiền lần 2

Có TK331: Số lượng ngoại tệ từ tài khoản ký quỹ chuyển qua*Tỷ giá bên nợ 331 mà chuyển từ tài khoản ký quỹ chuyển sang+Số lượng ngoại tệ trả lần 2 *Tỷ giá bên nợ 331 lúc trả tiền lần 2

{Lúc này không xảy ra chênh lệch tỷ giá, Nếu mà đặt trường hợp là chưa trả hết tiền thì ghi bên Có 331 theo tỷ giá bán tại ngày thông quan của ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thì sau đó vài ngày hoặc 1 tháng trả tiền cho nhà cung cấp thì lúc này sẽ xảy ra chênh lệch tỷ giá Nợ 331 Nợ 635 (Nếu lỗ) Có 111,112 Có 515 (Nếu lãi)}

↪↪Lưu ý: 

+Khi chuyển hàng nhập khẩu về nhập kho, kế toán phải tiến hành kiểm nhận hàng theo thực tế và chỉ lập Phiếu nhập kho số hàng hoá thực nhận đủ tiêu chuẩn theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu có sự chênh lệch giữa số thực nhận và số ghi trên hoá đơn thương mại, trên vận đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản để thuận tiện cho việc xử lý về sau. Về phương diện kế toán, kế toán cũng sẽ sử dụng các tài khoản 138(1381) và 338(3381) để theo dõi trị giá hàng nhập khẩu thừa, thiếu đang chờ xử lý tương tự như nghiệp vụ mua hàng trong nước. 

- Đồng thời, căn cứ vào thông báo thuế của Hải quan, kế toán phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu như sau:
+ Thuế nhập khẩu phải nộp+ Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:

Nợ TK152,153,1561,211: Thuế nhập khẩu phải nộp và thuế tiêu thụ đặc biệt tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu

Có TK333(3333 - Thuế nhập khẩu): Số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng nhập
khẩu nếu có
Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt) nếu có

+ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp:
• Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK1388: Phải thu khác của khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu. Do chưa có trả tiền nên mới treo vào 1388

Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

• Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK152,153,1561,211: Thuế GTGT phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu
Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

- Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan chính là giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK333 (3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu đã nộp

Có TK1111, 1121...: Số tiền đã chi nộp thuế

Đồng thời, kết chuyển thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
Nợ 133 (1,2): Thuế GTGT hàng hóa dịch vụ mua vào

Có 1388 (Phải thu khác của khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu)

- Nếu trong quá trình nhập khẩu hàng hoá có phát sinh chi phí mà theo hợp đồng doanh nghiệp phải chịu (Kiểm hóa, nâng hạ, phí chứng từ, lưu kho, vệ sinh công, THC…, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh như sau:

+ Nếu chi phí đã được chi bằng nội tệ, kế toán ghi:
Nợ TK152,153,1561,211,: Ghi tăng giá gốc hàng tồn kho hoặc nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK133(1,2): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK1111, 1121: Tổng giá thanh toán

+ Nếu chi phí đã được chi bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 152,1561,153,211: Ghi tăng chi phí thu mua hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế của ngân hàng mở tài khoản (Tỷ giá mua của ngân hàng)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh

↪Lưu ý quan trọng: Nếu hàng đã về đến kho mà những chi phí liên quan trực tiếp đến làm hàng tại cảng chưa có hóa đơn thì kế toán nên tác nghiệp với bộ phận làm hàng nhập khẩu để liệt kê ra những khoản chi phí nào để từ đó mà hạch toán trước chi phí đã phát sinh mà hóa đơn chưa có. Sau đó có hóa đơn về thì hạch toán thêm phần VAT (nhưng hạn chế điều này xảy ra, nên những khoản chi phí này phải có trước ngày nhập kho hàng hóa hoặc cùng với ngày nhập kho hàng hóa)

Nợ 152,153,1561,211
Có 335

Sau đó có hóa đơn, tại ngày có hóa đơn ghi
Nợ 133 (1,2)
Có 335

Sau đó trả tiền ghi 
Nợ 335
Có 111,112

↪↪↪KHI NHÂP KHẨU HÀNG HÓA THÌ CÁC BẠN CẦN XEM LÀ NHẬP THEO GIÁ NÀO ĐỂ BIẾT LÚC NÀO LÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TỪ NGƯỜI BÁN SANG NGƯỜI MUA.DƯỚI LÀ LÀ 2 GIÁ NHẬP PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM LÀ CIF VÀ FOB (Cả 2 giá này thì chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngày hàng đã chất lên tàu tại cảng đi).

=>Nên nếu đúng ra chúng ta phải dựa vào ngày lập Bill of Lading là ngày bên nhập khẩu phải ghi nhận hàng đang đi trên đường thì mới đúng. Do đó, nên tôi làm thì tôi hay chọn những tờ khai mà sang tháng 1 năm sau mới lập tờ khai hải quan tôi xem lại là của những Bill of lading nào để tôi ghi nhận hàng đang đi trên đường (Tài khoản 151) vào ngày 31/12 hàng năm. Còn trong năm thì đợi khi nào hàng về đến công ty thì ghi sổ nhập kho luôn hoặc TSCĐ luôn mà không cần phải sử dụng tài khoản 151 làm gì cho mất thời gian. 

Nợ 151:Theo tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày hàng lên tàu tại cảng vận chuyển hàng hóa đi. Lấy ngày của bill of Lading
Có 331: Theo tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày hàng lên tàu tại cảng vận chuyển hàng hóa đi.Lấy ngày của bill of Lading

Khi hàng về đến kho thì ghi nhận

Nợ 211,1561,152,153: Theo giá trị bên nợ của tài khoản 151
Có 151: Theo giá trị bên nợ của tài khoản 151

Ví dụ của trường hợp nhập khẩu theo thư tín dụng L/C trả ngay (Trả hết tiền cho nhà cung cấp mới nhận bộ chứng từ từ ngân hàng để nhận hàng cho các bạn xem cho dễ)

Mọi người ơi giúp tớ với. Mình có một số nghiệp vụ kế toán không biết định khoản thế nào cả. Hãy giúp mình với. Đây là nghiệp vụ nhập khẩu dàn máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định
1. Ngày 1/1/2016 Công ty viết ủy nhiệm chi tiền từ tài khoản ngoại tệ của đơn vị để ký quỹ mở LC số tiền 30.000 USD đã làm thủ tục xong để nhập khẩu hàng, người được hưởng lợi là một công ty B ở nước ngoài, tỷ giá tại thời điểm ký quỹ 1 USD là 18.1 (Tỷ giá mua của ngân hàng mà Cty có tài khoản tiền gửi ngân hàng, giả sử ngân hàng Vietcombank). Giả sử tỷ giá ghi sổ xuất ngoại tệ (Tỷ giá bình quân gia quyền di động của tài khoản tiền gửi ngân hàng ngoại tệ Vietcombank cũng là 18.1. Mục đích cho chỗ này để không xảy ra chênh lệch tỷ giá)

2. 10/1/2016 , Dàn máy móc nhập khẩu được cập cảng. Công ty đã đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng mua của công ty B, giá tính thuế của lô hàng này là 30.000 USD, thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 15%, thuế suất thuế GTGT 10%, Tỷ giá trên tờ khai hải quan để tính thuế là 18.3 và nhận được thông báo nộp thuế của hải quan

3. 12/1/2016 Công ty nhận được thông báo của ngân hàng về việc đã thanh toán cho công ty B theo LC 30.000 USD. Phí thanh toán theo HĐ do ngân hàng phát hành có cả thuế GTGT 10 % là 3.300 (Chưa VAT là 3000 và VAT là 300), Công ty đã thanh toán cho nhân hàng bằng chuyển khoản ngân hàng Vietcombank tài khoản VND. Tỷ giá tại ngày 12/1/2016 với tỷ giá bán của ngân hàng viecombank là 18.4

4. 12/1/2016, Công ty đã nộp các khoản thuế của lô hàng nhập khẩu bằng chuyển khoản Vietcombank tài khoảnVND.

5. 13/1/2016 Công ty chở máy móc thiết bị về Công ty. Chi phí vận chuyển bốc dỡ máy móc thiết bị trên về đến đơn vị phát sinh bằng tiền mặt 2.000 và có hóa đơn bán hàng

6. 14/1/2016. Công ty bán máy móc thiết bị nhập khẩu cho khách hàng Y, khách hàng Y chấp nhận thanh toán với giá chưa thuế 80.000 USD thuế suất thuế GTGT là 0%. tỷ giá thực tế trong ngày là 18.5 (Tỷ giá mua của ngân hàng Vietcombank). Đây là khách hàng nước ngoài nên thuế suất là 0%

7.20/1/2016 Khách hàng Y đã thanh toán toàn bộ tiền hàng trên cho công ty bằng chuyển khoản tài tại khoản ngoại tệ Vietcombank, đơn vị đã nhận được giấy báo có của ngân hàng. Tỷ giá thực tế trong ngày là 18.4 (Tỷ giá mua của ngân hàng Vietcombank)

Yêu cầu: Hãy hạch toán  những nghiệp vụ trên

GIẢI:
1.    Ngày 1/1/2016:Ký quỹ mở L/C  (100%)
Nợ 244 / Có 11221 : 543.000 (= 30.000 x 18,1) 

2.    Ngày 10/1/2016: Các loại thuế phải nộp trên tờ khai hải quan được tính như sau, dựa vào thông báo nộp thuế của Hải quan, kế toán ghi như sau:
+Thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ 2411/ Có 3333 : 109.800 (= 30.000 x 20% x 18,3)

+Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Nợ 2411/ Có 3332 : 98.820 (= 30.000 x 1,2 x 15% x 18,3) hoặc tính bằng (30.000*18,3+109.800)*15%

+Thuế GTGT phải nộp
Nợ 1388/ Có 33312 : 75.762 [= ((30.000 x 1,2) x 1,15) x 10% x 18,3]
(Hoặc có thể tính như sau: {(30.000*18,3+109.800+98.820)}*10%

3.    Ngày 12/1/2016: Thanh toán cho công ty B theo L/C
Nợ 331 : 30.000*18.4=552.000 (Số ngoại tệ phải trả *Tỷ giá bán của ngân hàng Vietcombank)
Có 244 : 543.000 (Số ngoại tệ ký quỹ *Tỷ giá bình quân gia quyền di dộng)
Có 515: 9.000 (552.000-543.000)
Phí thanh toán trả cho ngân hàng, ngân hàng xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi
Nợ 6425: 3.000
Nợ 1331 : 300
Có 11211: 3.300

4. Ngày 13/1/2016, Nộp thuế, có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của các loại thuế, kế toán tiến hành hạch toán như sau:
+Nộp thuế NK, thuế TTĐB
Nợ 3333: 109.800
Nợ 3332 : 98.820
Có 11211: 208.620=109.800+98.820

+Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ 33312/ Có 11211 `: 75.762 

+Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ (Kết chuyển từ Nợ 1388 sang 1331)
Nợ 1332 / 1388 : 75.762

5. Ngày 13/1/2016 , kế toán dựa vào biên bản bàn giao giữa bộ phận nhập khẩu và bộ phận sử dụng +Bộ hồ sơ hải quan, Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ 2411: Lấy đúng tỷ giá bên nợ 331 *Số ngoại tệ: 552.000  (30.000*18.4)
Có 331: 552.000 (Lấy đúng tỷ giá bên nợ 331 *Số ngoại tệ:30.000*18.4)
(Nên lúc này không xảy ra chênh lệch tỷ giá tại đây. Vì đã trả 100% giá trị L/C nên Bên Nợ 2411 ghi theo tỷ giá bên nợ của tài khoản 331)

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ của máy móc thiết bị
Nợ 2411/ Có 1111 : 2.000
=>Giá trị của dàn máy móc thiết bị = 552.000 + 109.800 + 98.820 +2.000=762.620

Đồng thời máy móc này đã sẵn sàng sử dụng nên kế toán dựa vào biên bản bàn giao giữa bộ phận mua và bộ phận sử dụng, sau khi tập hợp hết chi phí liên quan dàn máy móc, kế toán lập phiếu kế toán tài sản hoàn thành sử dụng ghi trị giá tài sản cố định hoàn thành
Nợ 2112 (Máy móc thiết bị): 762.629
Có 2411 (Mua sắm tài sản cố định): 762.629

6. Ngày 14/1/2016. Bán hàng cho công ty Y (Khách hàng nước ngoài, nên VAT là 0%)
Nợ 131 / Có 711: 1.480.000=80.000*18.5 (Tỷ giá mua ngân hàng Vietcombank)

Đồng thời ghi giá trị còn lại của tài sản cố định
Nợ 811: 762.629
Có 2112:762.629

7. Ngày 20/1/2016. Nhận tiền khách hàng Y trả
Nợ 635:  8.000 (Lỗ chênh lệch tỷ giá)
Nợ 11221 : 80.000*18.4=1.472.000 (Số ngoại tệ * tỷ giá mua tại ngày 20/1/2016)
Có 131 : 80.000* Tỷ giá lúc ghi sổ bên nợ 131=80.000*18.5=1.480.000

Hãy lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Xem chứng từ góp vốn tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP