Biết cách ghi nợ có trong kế toán, nhưng chưa biết làm kế toán. Đây là bài toán cần giải quyết

KẾ TOÁN KHÔNG CHỈ LÀ NỢ VÀ CÓ. MẶC DÙ BIẾT CÁCH GHI NỢ CÓ TRONG KẾ TOÁN NHƯNG CHƯA CHẮC BIẾT LÀM KẾ TOÁN.?


▶CÂU HỎI: Các bạn biết cách ghi nợ có trong kế toán của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì các bạn đã biết làm kế toán chưa? Tại sao nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán biết cách ghi nợ có trong kế toán rất giỏi nhưng vẫn không biết làm kế toán

✍TRẢ LỜI:
Các bạn muốn làm tốt kế toán không phải các bạn biết cách ghi nợ có trong kế toán là các bạn biết làm kế toán. Vấn đề Hạch toán Nợ Và Có là đã có trong sách hướng dẫn hết rồi. (Các bạn chỉ bỏ thời gian ra 1 -2 tháng nghiên cứu trong sách, trên mạng là các bạn biết cách ghi nợ có trong kế toán). Vậy để làm được kế toán, các bạn cần làm tuần tự như sau:


✔Một:Đầu tiên các bạn phải nắm thật vững quy trình của 1 người làm kế toán. Quy trình làm kế toán có thể khái quát qua các bước sau
-Thu thập chứng từ gốc từ các phòng ban chuyển sang=> Tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháo của chứng từ gốc đó (Khi nói đến kiểm tra là phải có CĂN CỨ. Căn cứ ở đây chính là những quy trình, quy định của Công ty ban hành và những quy định về Luật thuế nhà nước ban hành).
-Sau khi kiểm tra chứng từ gốc hợp lý xong, các bạn phải tiến hành lập chứng từ kế toán để ghi sổ.
-Tiếp theo là sắp xếp chứng từ kế toán và chứng từ gốc thành 1 bộ chứng từ hoàn chính.VÀ chứng từ kế toán sắp trước, chứng từ gốc tiếp theo sau (sắp theo trình tự thời gian)
-Tiếp theo là Dựa vào chứng từ kế toán để tiến hành ghi sổ. (Nhớ là dựa vào chứng từ kế toán để tiến hành ghi sổ chứ không phải dựa vào chứng từ gốc).
-Tiếp theo nửa là lập Báo cáo . Tất cả những báo cáo mà Sếp yêu cầu cũng như những báo cáo theo quy định của nhà nước.

✔Hai: Như vậy dựa vào quy trình làm kế toán thì khâu ghi sổ là khâu thứ 4. Khâu quan trọng nhất trong Quy trình của 1 người làm kế toán là khâu thứ nhất KIỂM TRA TÍNH HỢP PHÁP, HỢP LỆ, HỢP LÝ CỦA CHỨNG TỪ GỐC. Khâu này làm xong thì mới nói đến khâu Ghi sổ (Tức là hạch toán Nợ và Có). Vậy làm sao dể làm tốt khâu kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của chứng từ.???
-Các bạn phải nắm thật vững hoạt động của Công ty (Tức là nắm được về các nghiệp vụ xảy ra tại Công ty bắt đầu phát sinh tại đâu? Và tại đó lập chứng từ gì và ký tá ra làm sao? Sau đó chứng từ sẽ chuyển cho phòng kế toán và kế toán sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của chứng từ gốc này. Một khi chúng ta kiểm tra chứng từ gốc của người khác đưa tới thì các bạn phải nắm những quy trình, quy định của Công ty ban hành cũng như nhà nước thì mới kiểm tra được. Do đó, các bạn khi vô Công ty thì cần thu thập và tìm hiểu tất cả những quy định, quy trình mà Công ty ban hành có liên quan đến vấn đề kiểm soát tài chính thì các bạn phải thu thập và đọc và từ đó đối chiếu với chứng từ cũ để hiểu rõ vấn đề.
-Sau khi các bạn đã nắm được các nghiệp vụ xảy ra tại Công ty thì cần làm những vấn đề nào rồi thì việc ghi Sổ Nợ và Có rất đơn giản. Tôi có viết 1 bài viết liên quan đến vấn đề Làm sao hạch toán được Nợ và Có của 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra thì cần phải làm gì. Các bạn có thể xem bài viết này tại đây.
 

-Lưu ý: 
•Đối với Công ty mới, chưa có những quy trình, quy định thì các bạn vào Công ty, bỏ ra thời gian 2-3 tháng để ghi chép lại các bước đang thực hiện tại Công ty trong 1 cuốn sổ tay. Sau đó, các bạn mới rà soát lại từng bước thực hiện của từng nghiệp vụ xem có rủi ro gì hay không. Từ đó, Các bạn tiến hành xây dựng những quy trình và quy định của Công ty để thực hiện. Các bạn nên nhớ Quy trình và Quy định xây dựng là phải thực hiện, chứ không phải xây dựng xong rồi để đó mà không thực hiện thì cũng như không. Và quy trình, quy định này sẽ được hoàn thiện theo thời gian.
•Các bạn cần nhớ nguyên tắc này để khi xây dựng quy trình, quy định cho đầy đủ chứng từ của 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra. Mỗi 1 hành động mà có sự xin phép thì phải lập chứng từ và có sự xét duyệt tại khâu đó. Không thể nào mà xét duyệt bằng miệng được. Vì vấn đề ở đây là sau này còn phải kiểm tra lại nữa. Mà 1 khi kiểm tra là phải có chứng từ thì mới nói lên được vấn đề.


 

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP