Tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ

?CÁCH TÌM HIỂU QUY TRÌNH CỦA 1 NGHIỆP VỤ?
(Như bài trước có nhiều bạn muốn tôi chia sẽ cách tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ. Nên tôi viết ra để các bạn tiện theo dõi. ĐỪNG TIẾC 1 LƯỢT LIKE, SHARE, COMMENT)

Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ. Dưới đây tôi nêu ra vài cách

↪Cách 1: Đi từ nhật ký chung của công ty 
=> Từ đó muốn tìm hiểu quy trình của nghiệp vụ nào thì lấy nghiệp vụ đó ra

=> Dò chứng từ hiện hữu mà đơn vị đang lưu của nghiệp vụ đó

=> Sắp xếp theo thứ tự thời gian của chứng từ gốc (Để từ đó hiểu chứng từ nào có trước và chứng từ nào có sau). Nhớ để ý kỷ từng người ký trên chứng từ gốc=> Từ đây sẽ hiểu quy trình thực hiện của nghiệp vụ đó

=> Sau khi đã hiểu xong thì ngồi viết lại quy trình bằng cách gạch ra đầu dòng từng bước làm cũng như chứng từ kèm theo của từng bước.=> Từ đó xem có thể bỏ và thêm bước nào để hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Ví dụ: Nghiệp vụ nợ 152 550.000
Nợ 1331: 50.000
Có 331: 550.000
(Bộ chứng từ đang lưu là: Phiếu nhập kho kèm theo chứng từ gốc là hợp đồng, hóa đơn và biên bản bàn giao hàng hóa+Biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa). Rồi các bạn xem đi trong bộ chứng từ trên thì cái nào có trước, cái nào có sau và luân chuyển như thế nào? ai lập?=? Lập xong thì chuyển qua ai ký=> rồi sao nữa bla bla....

↪Cách 2: Đi từ quy trình có sẵn tại công ty để tìm ra chứng từ có tuân thủ quy trình đã có sẵn hay không?

1. Lấy quy trình ra đọc từng bước trong quy trình (Ví dụ quy trình bán hàng chẳng hạn)

2. Ghi chú lại từng bước thì có những chứng từ gì, ai lập và luân chuyển ra làm sao

3. Sau đó sẽ dò lại nghiệp vụ của quy trình trên đang định khoản như thế nào

4. Từ đó xem chứng từ của nghiệp vụ đó có giống với quy trình đang hiện hữu hay không?. Nếu giống thì quy trình công ty đang lưu hành là có ý nghĩa. CÒN NẾU QUY TRÌNH VIẾT 1 ĐƯỜNG, BỘ CHỨNG TỪ 1 NẺO KHÔNG GIỐNG GÌ HẾT THÌ XEM NHƯ QUY TRÌNH KHÔNG CÓ Ý NGHĨA

5. Sau đó các bạn mới ghi chú lại vì sao quy trình 1 đường và làm 1 nẻo để từ đó kiến nghị với Sếp để sửa đổi và bổ sung. Còn vấn đề sếp nghe hay không là 1 vấn đề khác.

↪Bên trên là áp dụng cho những doanh nghiệp cũng có quy trình tương đối đầy đủ. Còn đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc cty gia đình thì như thế nào?=> Nếu các bạn gặp tình huống này thì các bạn làm theo mệnh lệnh của sếp của từng nghiệp vụ để hoàn thành nghiệp vụ đó.=> Từ đó, các bạn có thể viết lại quy trình mà Cty đang làm theo mệnh lệnh của sếp=> Rồi sau đó, các bạn mới ngồi lại xem xét quy trình có rủi ro như thế nào => Rồi từ đó tư vấn cho sếp về việc ban hành quy trính thực hiện để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề sếp nghe hay không là tùy Sếp.......từ đó bạn sẽ cảm thấy có phù hợp để tiếp tục và gắn bó với Cty nữa hay không..

Tham khảo Quy Trình Kế Toán - Tìm Hiểu Quy Trình Cung Ứng Dịch Vụ Sửa Chữa Xe Ô Tô tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP