Bí quyết hiểu ý nghĩa báo cáo kết quả kinh doanh

BÍ QUYẾT HIỂU Ý NGHĨA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO TỪNG KHOẢN MỤC

CÂU HỎI: Đọc báo cáo kết quả kinh doanh, ngoài vấn đề hiểu ý nghĩ là thể hiện kết quả lãi lỗ của công ty trong một thời kỳ (Tháng, Quý, Năm). Bên cạnh đó, tôi muốn hiểu từng khoản mục trong đó nói lên vấn đề gì (Ví dụ khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán thì chúng ta hiểu như thế nào?).

TRẢ LỜI: Muốn hiểu được ý nghĩa từng khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh là gì ở trong đó thì chúng ta cần phải tuần tự thực hiện như sau:

1. Thứ nhất: Phải thuộc tên của từng tài khoản từ loại 5 đến loại 8 trong TT200 để lên báo cáo kết quả kinh doanh. Nhắc lại như sau:

1.1 Phần doanh thu và thu nhập khác: Dòng tiền sẽ đi vào
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: 
TK 515: Doanh thu tài chính: 
TK 711: Thu nhập khác: 

1.2 Các khoản chi phí: Dòng tiền sẽ đi ra
632: Giá vốn hàng bán
635: Chi phí tài chính
641: Chi phí bán hàng
642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
811: Chi phí khác
8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại

2. Thứ hai: Sau khi biết được tên của từng khoản mục nào rồi thì chúng ta tiến hành hiểu ý nghĩa Báo cáo kết quả kinh doanh như sau: ý nghĩa Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện tình hình Doanh thu và Chi phí của công ty cũng như Lãi lỗ của công ty Và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của Công ty cũng như phần lợi nhuận sau thuế còn lại của Công ty qua 1 THỜI KỲ là (Tháng, Quý, Năm). Cũng như để so sánh từng thời kỳ sự biến động tăng giảm của từng khoản mục (Đây cũng là lý do vì sao Báo cáo kết quả kinh doanh có 2 cột Kỳ này và Kỳ trước)

VÍ DỤ MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 20151 VÀ 2016 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK

Ví dụ: nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk bên trên khoản mục 01 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2016 là 46 ngàn tỷ so với năm 2015 là 40 ngàn tỷ. Vậy năm 2016 doanh thu tăng lên 6 ngàn tỷ tương ứng là tăng 15% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế TNDN phân bổ cho Chủ sở hữu công ty năm 2016 là 9,350 ngàn tỷ so với năm 2015 là 7,773 ngàn tỷ tăng hơn 1.000 ngàn tỷ…. Tương tự như vậy anh chị phân tích cho các khoản mục khác nhé)

3. Thứ ba: Sau khi biết được ý nghĩa tổng quá của Báo cáo kết quả kinh doanh rồi, chúng ta tiến hành hiểu sâu hơn ý nghĩa của từng khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng như có sự so sánh phân tích giữa 2 kỳ như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) lấy từ bên có của tài khoản 511 để lên chỉ tiêu này: Tức là hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Và chúng ta ngầm hiểu là chúng ta có 1 số tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng bằng với số tiền của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chúng ta thích doanh thu bán và cung cấp dịch vụ nhiều. Vì đây là ngành nghề chính của Công ty. Chúng ta muốn năm sau tăng trưởng hơn năm trước. 

Doanh thu = Giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT * Số lượng sản phẩm bán ra.Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.
Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT và VAT là 10%, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.=1.000*100.000

Ví dụ 1: với Công ty Vinamilk mã số 01 của năm 2016 là 46 ngàn tỷ (46.965.003.101.825). Điều này có nghĩa là chúng ta SẼ CÓ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng là 46 ngàn tỷ.

Ví dụ 2: Đời thường cho các bạn dễ hình dung nhé. Ví dụ các bạn mua thiếu chai nước suối của bạn các bạn là 10.000 đồng. Sau đó các bạn bán ra cho khách hàng và thu tiền là 12.000 đồng. Điều này có nghĩa là doanh thu của các bạn là 12.000 và bạn đã thu tiền mặt là 12.000 (Bạn đang nắm trong tay 12.000). Giả sử các bạn bán thiếu ngày 1/1/2018 thì tại ngày 1/1/2018 thì doanh thu của các bạn vẫn là 12.000 nhưng tiền chưa về. Nhưng sang 5/1/2018 người mua trả tiền cho các bạn 12.000=> Vậy có phải doanh thu là sẽ tương ứng với số tiền mà chúng ta sẽ có trong tay hay không, ăn thua là tiền có trước hay sau mà thôi. Vấn đề tiền có trước hay sau thì chúng ta ở tại Công ty của chúng ta thì chúng ta sẽ am hiểu được quá trình luân chuyển của dòng tiền. Còn ở đây các bạn hiểu như tôi nói là được rồi.

Chúng ta muốn biết chi tiết khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm những khoản doanh thu nào thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 30. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 30 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là gồm những khoản doanh thu nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

  • Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) lấy từ bên Nợ của tài khoản 521 để lên chỉ tiêu này: Đây là những khoản hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, Chiết khấu thương mại. Tức đây là những khoản làm cho doanh thu của Công ty giảm xuống. Làm cho mã số 01 giảm xuống. Doanh nghiệp nào mà khoản này càng nhiều thì phải xem lại chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Bởi và hàng hóa chất lượng sao mới có trường hợp này. Đó là suy đoán thôi vì trong 521 có khoản chiết khấu thương mại nữa đây là khoản cho các đại lý hưởng (do đại lý mua hàng của công ty chúng ta nhiều => Làm doanh thu công ty chúng ta tăng nên ta cho chính sách chiết khấu thương mại cho họ)

Chúng ta muốn biết chi tiết các khoản giảm trừ doan thu gồm những khoản nào trong đó thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 30. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 30 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết các khoản giám trừ doanh thu là gồm những khoản giảm trừ doanh thu nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản giảm trừ doanh thu

  • Doanh thu thuần (Mã số 10): Bằng Mã số 01- Mã số 02. Tức là khoản Tiền còn lại sau khi lấy phần doanh thu đi phần các khoản giảm trừ doanh thu. Hiểu nôm na là doanh thu mã số 01 là thu 12.000 nhưng giảm giá cho khách hàng, chiết khấu, hàng bán trả lại 2.000 thì tiền của chúng ta sẽ có là 10.000 đồng thôi
  • Giá vốn hàng bán (Mã số 11) lấy từ bên Nợ của tài khoản 632 trừ đi bên có 632 để lên chỉ tiêu này: Đây là phần vốn mà các bạn bỏ bỏ tiền ra để mua hàng hóa về để bán hoặc Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. . Tức là tiền của các bạn sẽ bỏ ra. Và giá vốn này chỉ phát sinh khi chúng ta bán được hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì mới phát sinh giá vốn. 

Ví dụ 1: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 90.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 90.000.000=1.000*90.000 đồng.

Ví dụ 2: Khi chúng ta mua chai nước 10.000 về mà chưa bán thì lúc này chưa phát sinh giá vốn. Khi chúng ta bán chai nước 12.000 thì lúc này 12.000 gọi là doanh thu sẽ thu tiền về 12.000 và Lúc này mới phát sinh giá vốn mà chúng ta đã bỏ tiền ra lúc mua là 10.000. Vậy Công ty lời là 2.000. Tùy theo mỗi loại hình Công ty mà giá vốn này chiếm bao nhiêu % doanh thu là hợp lý. Tùy theo mỗi ngành nghề. Nhưng càng thấp là càng tốt

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

Với Báo cáo của Vinamilk thì giá vốn năm 2016 là 24.458.633.395.995 Trong khi đó doanh thu năm 2016 là 46.965.003.101.825. Vậy tỷ lệ giá vốn năm 2016 chiếm tầm 53% (Muốn tính tỷ lệ giá vốn thì lấy giá vốn (24.458.633.395.995/46.965.003.101.825). So với năm 2015 thì tỷ lệ giá vốn năm 2015 chiếm 60% doanh thu. Vậy năm 2016 doanh nghiệp đã tiết giảm được giá thành làm cho giá vốn giảm xuống. Đây là 1 điều đáng mừng

Chúng ta muốn biết chi tiết giá vốn hàng bán gồm những khoản giá vốn nào thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 31. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 31 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết Giá vốn hàng bán là gồm những khoản giá vốn nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản giá vốn hàng bán.

  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20=10-11)

Lấy doanh thu thu mã số 10 phần tiền còn lại trừ đi phần giá vốn phần tiền bỏ ra thì chúng ta sẽ còn phần tiền lời (Xem ví dụ sẽ rõ). Chúng ta mong muốn tỷ lệ này càng lớn càng tốt. Tùy theo mỗi Công ty mà tỷ lệ này so với doanh thu là bao nhiều % là vừa 

Ví dụ 1: Khi chúng ta mua chai nước 10.000 chúng ta đã trả cho nhà cung cấp là 10.000 bằng tiền mặt. Khi chúng ta bán chai nước 12.000 thu bằng tiền mặt thì lúc này 12.000 gọi là doanh thu sẽ thu tiền về 12.000 và Lúc này mới phát sinh giá vốn mà chúng ta đã bỏ tiền ra lúc mua là 10.000. VậyCông ty lời là 2.000. Tức là tiền tăng thêm là 2.000. Vậy lúc này trong túi của chúng ta có 12.000 bằng tiền mặt. 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần) * 100%

Ví dụ 2: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

Với Báo cáo của Vinamilk thì năm 2016 tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu năm 2016 là 47%. Trong khi đó năm 2015 thì lỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu là 40%.  Đây là 1 điều đáng mừng. Vậy càng hạ giá vốn xuống càng nhiều thì tỷ lệ lợi nhuận gộp càng cao. Muốn hạ tỷ lệ giá vốn xuống thì bằng cách phải giảm giá thành. Đây là bài toán mà các doanh nghiệp đang hướng đến. Vấn đề giá thành phụ thuộc vào ba yếu tố chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621); chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627)

  • Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) lấy từ bên Có của tài khoản 515 trừ đi bên Nợ 515 để lên chỉ tiêu này : Đây là khoản doanh thu mà doanh tiền sẽ chạy về túi của doanh nghiệp, gồm những khoản sau: Lãi tiền gửi ngân hàng; Lãi cho vay; Chiết khấu thanh toán mà nhà cung cấp cho công ty hưởng do thanh toán trướng thời hạn; Lãi chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi công nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

Với báo cáo của Vinamilk năm 2016 thì doanh thu tài chính là 722.560. 775.263 so với năm 2015 thì doanh thu tài chính năm 2015 là 648.981.742.032.=> Vậy doanh thu tài chính năm 2016 cao hơn năm 2015 nhìn vào là đánh giá tốt, còn bên trong nó như thế nào thì phải xem nhiều khía cạnh. Nói chung về mặt doanh thu mà tăng so với năm trước là tốt. Còn chi phí mà tăng so với năm trước là không tốt (hiểu 1 cách đơn giản là như vậy). Doanh thu tài chính năm 2016 mã số 32là 722 tỷ trong khi chi phí tài chính năm 2016 mã số 33 là 102 tỷ. Điều này có nghĩa là doanh thu tài chính đủ bù đắp chi phí tài chính. Điều này là tốt.

Chúng ta muốn biết chi tiết khoản doanh thu tài chính này ở đâu thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 32. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 32 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết doanh thu tài chính là gồm những gì. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản doanh thu tài chính

  • Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 22) lấy từ bên Nợ của tài khoản 635 trừ đi bên có 635 để lên chỉ tiêu này : Chính là khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm của Công ty vay của cá nhân, vay ngân hàng hoặc vay của Công ty; Chi phí chiết khấu thanh toán mà cho khách hàng hưởng khi thanh toán trước hạn; Lỗ do chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi nợ phải thu khách hàng của những khoản công nợ có gốc ngoại tệ; Hoặc là lỗ chứng khoán lúc bán (Ví dụ mua là già 20.000.000 nhưng bán ra là giá còn 15.000.000 thì lỗ 5.000.000).Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

Trong đó chi phí lãi vay (Mã số 23): Có nghĩa là mã số 23 là con của mã số 22. Trong mã số 22 thì có rất nhiều khoản mục trong chi phí tài chính (Ví dụ như chi phí lãi vay; Chiết khấu thanh toán mà cho khách hàng hưởng, Lỗ chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán, Lỗ do bán chứng khoán…). Mục đích đưa ra khoản mục riêng vì chi phí lãi vay là 1 khoản mục trong yếu trong chi phí tài chính. Ví dụ mã 22 là 1.00.000.000 thì trong đó chi phí lãi vay mã số 23 là 500.000.000 chẳng hạn

Với Báo cáo của Công ty Vinamilk thì năm 2016 chi phí lãi vay là 46.499.350.049 tăng so với năm 2015 là 31.277451.964. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Có thể trong năm 2016 Công ty vay thêm để bổ sung hoạt động SXKD của công ty

Chúng ta muốn biết chi tiết chi phí tài chính gồm những khoản chi phí nào thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 33. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 33 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết chi phí tài chính gồm những khoản chi phí tài chính nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản chi phí tài chính

  • Chi phí bán hàng (Mã số 25) lấy từ bên Nợ của tài khoản 641 trừ đi bên có 641 để lên chỉ tiêu này : Tức là những khoản chi phí để bán được hàng thì chúng ta phải tốn chi phí đó: Ví dụ như chi phí quản gcao Facebook, Google, Youtube, Chi phí bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, chi phí quảng cáo trên ti vi…Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

Với công ty vinamilk thì chi phí bán hàng năm 2016 (10.758.7532.992.255) trong khi đó năm 2015 là (6.257.506..620.133) tăng hơn gần 4 ngàn tỷ tăng hơn 50% trong khi đó doanh thu tăng khoản 15%. Vậy tốc độ tăng chi phí bán hàng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, nhưng phần doanh thu tăng thêm đủ bù đắp cho khoản chi phí bán hàng tăng thêm. Điều này chúng ta đánh giá cũng bình thường. Nhưng chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân tăng những khoản chi phí nào để từ đó biết được lý do và kiểm soát cho tốt hơn. Nhưng nếu chi phí bán hàng mà tăng theo tỷ lệ thấp hơn tốc độ tăng doanh thu là tốt. . Ở đây tôi nói thêm về giác độ phân tích chuyên sâu để các bạn nắm khi phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không có đơn thuần hiểu từng mục liệt kê như tôi nói mà mình cần hiểu sâu hơn. Với bài này chỉ chỉ cho các bạn đang học kế toán có 1 cái nhìn tổng quát và hiểu được từng mục trong báo cáo kết quả kinh doanh thôi

Chúng ta muốn biết chi tiết Chi phí bán hàng gồm những khoản chi phí nào thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 34. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 34 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết doanh thu thuầnlà gồm những khoản chi phí nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản chi phí bán hàng

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26) lấy từ bên Nợ của tài khoản 642 trừ đi bên có 642 để lên chỉ tiêu này: đây là những khoản chi phí không cấu tạo trong giá vốn, cũng như không nằm trong chi phí tài chính và chi phí bán hàng mà nó là những khoản chi phí quản lý chung của Công ty: ví dụ tiền lương ban giám đốc, tiền lương của tất cả những bộ phận khác không phải bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

Với báo cáo của Vinamilk năm 2016 thì chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.053.251.5298.978 so với năm 2015 là 1.232.722.578.041 là giảm. Điều này là tốt doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí. Mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Đáng khen

Chúng ta muốn biết chi tiết Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những khoản chi phí nào thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 35. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 35 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết Chi phí quản lý doanh nghiệp là gồm những khoản chi phí nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính.Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30=20+(21-22)-25-26): Tức là khoản lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp cộng cho doanh thu tài chính trừ điu chi phí tài chính và trừ đi chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp thì phần còn lại là bao nhiêu tiền. Hiểu nôm na là như vậy). Vậy Công ty Vinamilk khoản này còn lại của năm 2016 là 11.160.290.659.535 khoản 11 ngàn tỷ so với năm 2015 là 9.271.226.352.421 là tăng thêm khoản 2.000 ngàn tỷ. Điều này là tốt. 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh này là khoản tiền thuần sau khi lấy doanh thu trừ chi phí thì công ty có khoản tiền thuần là 11 ngàn tỷ. Chúng ta xem tiếp tục phần lợi nhuận khác cũng như phần thuế TNDN phải nộp thì chúng ta sẽ biết được phần lợi nhuận sau thuế TNDN còn lại của Công ty là bao nhiêu

  • Thu nhập khác (Mã số 31) lấy từ bên Có của tài khoản 711 trừ đi bên Nợ 711 để lên chỉ tiêu này : tức là đây là những khoản thu nhập khác tương ứng vời dòng tiền mà công ty có được ngoài những khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như là doanh thu tài chính

  • Chi phí khác (Mã số 32):lấy từ bên Nợ của tài khoản 811 trừ đi bên có 811 để lên chỉ tiêu này. Đây là những khoản chi phí mà không phải là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí Quản lý doanh nghiệp thì ghi hết vào đây

  • Lợi nhuận từ hoạt động khác (Mã số 40=31-32): Đây là là thu nhập còn lại sau khi lấy thu nhập khác trừ đi chi phí khác. 
  • Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50=30+40): đây là toàn bộ phần lợi nhuận trước thuế lấy chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  mã số 30+Lợi nhuận khác mã số 40. Đây là khoản lợi nhuận chưa đóng thuế người ta gọi là Lợi nhuận trước thuế. Đây cũng được ngầm hiểu là tương ứng với 1 khoản tiền mà doanh nghiệp có được. sốn này càng lớn là càng tốt

Với báo cáo tài chính của Vinamilk thì năm 2016 là 11.237.626.570.896 so với năm 2015 là 9.367.141.056.385 tăng khoản 2.800 tỷ (Khoản 30%). Đây là 1 điều đáng mừng

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): đây là khoản thuế TNDN hiện hành của năm hiện hành (Ví dụ đang làm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 thì đây là số thuế TNDN phải nộp của năm 2016). Số thuế TNDN hiện hành phải nộp được tính theo công thức sau (Ở đây tôi chi nói sao ngắn gọn và cô đọng cho các bạn dễ hình dung.) 

- Thuế TNDN phải nộp (Chi phí thuế TNDN hiện hành)=Thu nhập tính thuế trừ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)*Thuế suất thuế TNDN 20%.

Lưu ý: Từ năm 2016 thì thuế suất phổ thông là 20%. Thuế suất TNDN sẽ thay đổi theo theo thời gian, và xu hướng sẽ giảm dần.

- Thu nhập tính thuế=Lợi nhuận kế toán trước thuế  (A)+ Chi phí không được trừ theo Luật thuế TNDN (B) -Thu nhập miễn thuế (C)-Những khoản lỗ năm trước chuyển sang (D) đồng thời Cộng và trừ những khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm Lợi nhuận kế toán trước thuế khác TRỪ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)

Giải thích các thành phần trong công thức THU NHẬP TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ TNDN trên như sau:

+(A) Lợi nhuận kế toán trước thuế: chắc chắn là phải lấy đúng số liệu chỉ tiêu 50 trên Báo cáo kết quả kinh doanh của Báo cáo tài chính và chỉ tiêu này chắc chắn bằng chỉ tiêu số 19 trên phụ lục 03-1A/TNDN.

+(B) Chi phí không được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN là các bạn cần xem những khoản nào chi phí được trừ và những khoản nào chi phí không được trừ tại Điều 6 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 cũng như TT119 ;TT151;TT96 sửa đổi bổ sung một số điều của cho TT78 (Ngắn gọn cho các bạn dễ hiểu là những khoản chi phí mà không có hóa đơn gtgt hoặc hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn đặc thù thì thuế sẽ không chấp nhận là chi phí được trừ). Có thể xem hình ảnh minh.

Hóa đơn giá trị giá tăng và hóa đơn bán hàng mà thuế chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN

Hóa đơn đặc thù được thuế chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế tndn nhưng hóa đơn bán lẻ là thuế không chấp nhận là chi phí được trừ

+(C)Thu nhập miễn thuế: (Các bạn có thể xem khoản thu nhập miễn thuế này tại Điều 8 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014) tức là chúng ta hạch toán vào 511;515 hoặc 711 trong năm) mà chúng ta không phải đóng thuế TNDN trên khoản này nữa. Ví dụ như khoản lãi nhận được từ khoản đầu tư vào Công ty con thì đây là khoản mà chúng ta đã hạch toán vào 515 và khoản này không phải chịu thuế TNDN một lần nữa.
Nếu có xảy ra trường hợp này thì chúng ta lấy thu nhập miễn thuế gõ vào chỉ tiêu C2 của Tờ khai 03/TNDN

+(D) Những khoản lỗ năm trước chuyển sang được bù trừ vào lợi nhuận kế toán trước thuế của năm nay. Vậy những khoản lỗ năm trước chuyển sang được hiểu như thế nào cho đúng ?

- Đầu tiên phải hiểu: “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế  được hiểu như thế nào cho đúng“? Khi Công ty đang làm ăn bị lỗ thì chúng ta lấy số liệu lỗ  nào để chuyển lỗ vào những năm sau, Lỗ theo số liệu kế toán trên Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ tiêu 50 hay Lỗ theo thu nhập chịu thuế hay Lỗ theo thu nhập tính thuế trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

1. Theo như thông tư 78 thì : “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế: là số chênh lệch âm về Thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
2. Theo TT123 thì: “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về Thu nhập chịu thuế.”
=> Định nghĩa phát sinh giữa TT78 và TT123 là khác nhau về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ
3. Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ và THU NHẬP CHỊU THUẾ theo TT78 và TT123 thì giống nhau

  • Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế (A)-(Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
  • (b) Thu nhập chịu thuế=(Doanh thu – chi phí được trừ) +Các khoản thu nhập khác.

=>Vậy chiếu theo định nghĩa về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ theo TT78 cũng như Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ thì “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế để được chuyển lỗ sang các năm sau là:  
“Thu nhập chịu thuế (Doanh thu trừ đi chi phí được trừ) trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang”

=> Chiếu theo Công thức tính Thu nhập chịu thuế (A) trên thì =(Lợi nhuận trước thuế hoặc Lỗ kế toán +Chi phí không hợp lý theo luật thuế TNDN). Vậy công thức tính Thu nhập chịu thuế TNDN trên thì phần Doanh thu và khoản thu nhập khác nó đã bao gồm PHẦN DOANH THU TÀI CHÍNH được chia từ Công ty con hoặc công ty liên doanh liên kết (Tức là đã bao gồm doanh thu miễn thuế).=> Do đó, TT78 ra đời đã làm rõ vấn đề này khẳng định lại 1 lần nữa: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế được chuyển lỗ sang kỳ sau là: Thu nhập chịu thuế  (Doanh thu trừ đi chi phí được trừ) trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang).

Kết luận chuyển lỗ: KHI MÀ DOANH NGHIỆP QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN BỊ LỖ THÌ CÔNG TY SẼ LẤY SỐ LỖ CỦA PHẦN THU NHẬP TÍNH THUẾ TRÊN TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN MÀ KHÔNG BAO GỒM PHẦN CHUYỂN LỖ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG VÀ PHẢI TRỪ ĐI PHẦN THU NHẬP MIỄN THUẾ (Tức là lấy C1 trừ C2 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN). 

-Sau đó chúng ta phải hiểu là chuyển lỗ được chuyển trong vòng mấy năm? Chuyển lỗ sẽ được chuyển liên tục trong vòng 5 năm, kể từ sau năm phát sinh lỗ. Nếu sau 5 năm mà chúng  ta không chuyển lỗ hết thì xem như khoản lỗ này sẽ mất luôn (không được chuyển lỗ cho những kỳ tính thuế tiếp theo).

Để cụ thể hóa vấn đề chuyển lỗ trên, Tôi đưa ra ví dụ để các bạn dễ hình dung 

Ví dụ: Năm 2014, Cty ABC có doanh thu là 18 triệu (trong này có 2 triệu là doanh thu được miễn thuế, do đây là doanh thu hoạt động tài chính được chia từ Công ty con đã đóng thuế TNDN)  và chi phí kế toán là 28 triệu. Biết rằng toàn bộ chi phí kế toán trên là chi phí hợp lý theo Luật thuế TNDN.
 

Giải:

  • Lợi nhuận kế toán: Doanh thu – Chi phí= 18-28=(10) triệu
  • Thu nhập chịu thuế: Doanh thu – Chi phí được trừ +Thu nhập khác=18-28=(10) triệu
  • Thu nhập tính thuế: Thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế=-10-2=(12) triệu

Vậy với TT78 thì lấy Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế 2014 là 12 triệu. Số liệu 12 triệu này sẽ được chuyển lỗ trong vòng 5 năm từ năm 2015 đến 2019 và được quyền chuyển lỗ vào những quý đầu tiên có lãi của năm 2015 (Tức là được chuyển vào Quý 1,2,3,4 của năm 2015). Nếu làm theo TT123 thì lấy chuyển lỗ là 10 triệu (nếu chiếu theo công thức).

  • Minh họa bằng hình ảnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN 2014 như sau:

  •  Vậy nếu Minh họa bằng hình ảnh trên thì chúng ta lấy số liệu để chuyển lỗ là chỉ tiêu C1-C2=(10)-2=-12 (Tức là chuyển lỗ 12)

Vậy với báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của vinamilk thì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm 2016 là 1.883.267.418.844 so với năm 2015 là 1.471.975.323.593. Tăng lên tầm 400 tỷ. Đây cũng là đều bình thường vì năm 2016 doanh thu tăng và làm cho lợi nhuận trước thuế tăng dẫn đến thuế đóng cũng phải tăng


- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52): Đây chính là phần chi phí mà đã hạch toán trong năm hiện hành nhưng thuế không chấp nhận là chi phí của năm hiện hành với lý do là có sự chênh lệch về mặt áp dụng chính sách giữa thuế và kế toán nhưng sẽ được chấp nhận là chi phí cho những năm sau. Tạm thời các bạn hiểu như vậy. Tôi có thể ví dụ cho các bạn dễ hình dung

Ví dụ: Chi phí khấu hao hạch toán trong sổ sách năm 2018 là 100.000.000 nhưng thuế chấp nhận là 50.000.000 (Với lý do là chính sách thuế là TT45 phải chính khấu hao 4 năm nhưng kế toán trích khấu hao có 2 năm). Vậy thuế chấp nhận chi phí có 50.000.000=> Dẫn đến chênh lệch 50.000.000 về chi phí giữa kế toán và thuế. Đây là khoản chi phí sẽ được thuế chấp nhận tính vào chi phí cho những năm tiếp theo mà khi quyết toán thuế TNDN thì chi phí hạch toán trong sổ sách kế toán không có nhưng theo thuế thì được chấp nhận là chi phí được trừ


- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60=50-51-52) chính là tài khoản 4212. Đây chính là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế thuộc những thành viên góp vốn. và đây chính là lợi nhuận dùng để chia cổ tức, chia lợi nhuận và trích các loại quỹ của doanh nghiệp

Với báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của vinamilk thì lợi nhuận sau thuế là 9.363.829.777.490. Trong khi vốn chủ sở hữu của Vinamilk tại ngày 31/12/2016 là 22.405.949.288.585. Vậy các bạn suy nghĩ gì điều này. Lợi nhuận kiếm được so với phần vốn bỏ ra của năm 2016 là chiếm tầm 41-42% trên tổng vốn. Vậy khoản chừng 2,5 năm là Công ty hòa vốn


Lưu ý thêm: Trong báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có phần Phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty (Mã số 61) và phân bổ cho lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Mã số 62). Do đây là báo cáo tài chính hợp nhất nên sẽ có lợi nhuận của công ty con trong tổng lợi nhuận sau thuế của mã số 60, mà Công ty con thì có những lợi ích của cổ đông không kiểm soát công ty mẹ. Nên phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát phải tính ra để loại trừ trong phần lợi nhuận sau thuế tại chỉ tiêu 60. Tạm thời các bạn hiểu như vậy nhé. Để phân tích sau về báo cáo hợp nhất là 1 chuyên đề mất rất nhiều thời gian. Chúng ta nên tập trung vào báo cáo riêng lẻ không có công ty con nên không có chỉ tiêu lợi ích của cổ đông không kiểm soát (hay còn gọi là lợi ích của cổ đông thiếu sổ)

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70): bằng lợi nhuận sau thuế của Công ty/Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Lãi cở bản trên cổ phiếu thường áp dụng cho Công ty cổ phần mới có chỉ tiêu này. Còn các công ty còn lại không có tính chỉ tiêu này. Công ty nào mà có Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu càng cao thì công ty đó làm ăn có hiểu quả, làm ra được nhiều lợi nhuận và cổ đông mừng. Và công ty nào mà có chỉ chỉ tiêu này càng cao thì giá cổ phiếu của Công ty này sẽ cao và được giá trên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư (cổ đông) được lợi. Nên các bạn tập trung để ý vào chỉ tiêu này

Với báo cáo của Vinamilk năm 2016 thì lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 5.831 đồng/cổ phiếu. So với năm 2015 là 4.864 đồng/cổ phiếu
 

Xem Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán tại đây

Xem tóm tắt cách lập báo cáo tài chính dẽ nhớ nhất tại đây

HÃY CHIA SẺ GIÁ TRỊ ĐẾN CỘNG ĐỒNG, COMMENT 1 ĐIỀU GÌ ĐÓ VỀ BÀI VIẾT. 

 

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP