TÓM TẮT CÁCH NHỚ CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỄ NHỚ
(DÀNH CHO NGƯỜI ĐANG HỌC KẾ TOÁN NHƯ SAU)
NGUYÊN TẮC: Nên dựa vào ý nghĩa của từng báo cáo từ đó suy ra nhớ cách lập. Hoặc ngược lại từ cách lập cũng có thể nói lên được ý nghĩa. Ở ĐÂY TÔI SẼ CHỈ CHO BẠN NHỚ CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẰNG CÁCH DỰA VÀO Ý NGHĨA CỦA NÓ.
1.Ý NGHĨA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: Thể hiện tài sản và Nguồn hình thành nên tài sản TẠI 1 THỜI ĐIỂM. Do bảng cân đối kế toán nói đến tài sản và nguồn hình thành nên tài sản thì về mặt giá trị TỔNG TÀI SẢN PHẢI BẰNG TỒNG NGUỒN VỐN
=> Vậy cách lập bảng cân đối kế toán là Tài sản là Loại 1 và Loại 2. Nguồn hình thành nên tài sản là loại 3 và 4=> SUY RA CÁCH LẬP LẤY SỐ DƯ SỔ CÁI TỪ LOẠI 1 CHO ĐẾN LOẠI 4 để lập Bảng cân đối kế toán. Riêng những tài khoản lưỡng tính ví dụ như 131,331.. thì chúng ta lấy số dư của sổ chi tiết theo từng đối tượng để lập. Nhưng sau khi lập xong thì phải so sánh mã 270 phải bằng mã 440
2. Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH: Là thể hiện lãi lỗ, thuế TNDN phải nộp của Công ty trong 1 thời kỳ (Tháng, Quý, Năm). Mà lãi lỗ là Doanh thu -Chi phí. Mà doanh thu là loại 5;7 và Chi phí là loại 6;8
=> Vậy cách lập KẾT QUẢ KINH DOANH lấy từ loại 5 cho đến loại 8 kết chuyển vào loại 9 để lập. Nhưng khi lập xong thì phải so sánh mã 60 của kết quả kinh doanh có bằng với mã 421b trên bảng cân đối kế toán hay không? nếu không bằng thì phải xem lại và tìm hiểu nguyên nhân.
3. Ý NGHĨA CỦA LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: Thể hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong `1 thời kỳ. Vậy dòng tiền vào là thu tiền (Bên nợ TK 111;112;113;1281). Dòng tiền ra là Chi tiền (Bên có TK 111;112;113;1281).
=>VẬY để lập LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ thì Lấy sổ cái của TK 111;112;113;1281(tương đương tiền, thời hạn gốc không quá 3 tháng). Lấy số đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm và số dư cuối kỳ.Nhưng chủ yếu là lấy TK 111;112. VÀ KHI LẬP XONG THÌ PHẢI SO SÁNH MÃ 70 CỦA LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ PHẢI BẰNG MÃ 110 TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
4. Ý NGHĨA CỦA THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Giải thích số liệu chi tiết cho 3 mẫu báo cáo trên, cũng như chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty. Tức là 3 mẫu báo cáo trên thì chỉ trình bày số liệu tổng, muốn tìm hiểu chi tiết số liệu tổng đó thì 100% phải xem thuyết minh báo cáo tài chính.
=> Vậy để lập được thuyết minh báo cáo tài chính thì chi tiết số liệu cho 3 mẫu báo cáo trên (Tức là chúng ta lấy tất cả sổ chi tiết cũng như những chứng từ khác để bổ sung và thuyết minh chi tiết cho những số liệu tổng trong 3 mẫu báo cáo trên). Càng chi tiết càng tốt để người đọc dễ hiểu. Muốn hiểu chi tiết các số liệu của 3 mẫu báo cáo trên thì các BẠN ĐỌC THUYẾT MINH SẼ THẤY VẤN ĐỀ ĐÓ. Nhưng sau khi lập xong thuyết minh báo cáo tài chính thì các bạn phải cộng tổng số liệu mà các bạn chi tiết ra thì số tổng cộng đó phải bằng với sổ tổng trong 3 mẫu báo cáo trên thì mới đúng được.
ĐẾN ĐÂY CÁC BẠN THẤY Ý NGHĨA CỦA 4 BÁO CÁO TÀI CHÍNH NÀY, MỖI BÁO CÁO CÓ 1 Ý NGHĨA KHÁC NHAU. NÊN KHI ĐỌC CHÚNG TA KHÔNG THỂ NÀO MÀ ĐỌC 1 MÌNH ĐƯỢC MÀ PHẢI ĐÓ CHUNG VỚI NHAU MỚI HIỂU HẾT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Xem thêm phần ý nghĩa chi tiết của Báo cáo kết quả kinh doanh tại đây
Xem thêm phần ý nghĩa chi tiết của Bảng cân đối kế toán tại đây
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org