Cách đọc bảng cân đối kế toán để hiểu từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán

CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỂ HIỂU TỪNG KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CÂU HỎI: Đọc bảng cân đối kế toán, ngoài vấn đề hiểu ý nghĩ là thể hiện tài sản và nguồn hình thành nên tài sản tại 1 thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, tôi muốn hiểu từng khoản mục trong đó nói lên vấn đề gì (Ví dụ khoản mục Tiền; Các khoản tương đương tiền; Phải thu ngắn hạn khách hàng; Trả trước cho người bán ngắn hạn; Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi…..tại ngày 31/12/2017 thì chúng ta hiểu như thế nào?)

TRẢ LỜI: Muốn đọc hiểu được từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán là gì ở trong đó thì chúng ta cần phải tuần tự làm như sau:
1. Thứ nhất: Phải thuộc danh mục hệ thống tài khoản TT200 (TK 111: Tiền mặt; TK 112: Tiền gửi ngân hàng, TK 131: Phải thu khách hàng…)

2. Thứ hai: Phải biết từng tài khoản thể hiện cái gì trong đó (Ví dụ: 111 là tiền mặt thì chúng ta hiểu là tiền mà Thủ quỹ đang giữ; tài khoản 131 Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng thì chúng ta hiểu là trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo thì chúng ta sẽ thu được tiền; Tài khoản 121 Chứng khoán kinh doanh: chúng ta phải hiểu là mua cổ phiếu chờ tăng giá để bán trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo tài chính. Tài sản cố định hữu hình tài khoản 211 là chúng ta hiểu đó là những tài sản cố định có hình thái vật chất mà công ty đang giữ và có giá trị từ 30 triệu trở lên

3. Thứ ba: Phải hiểu công thức lập từng mục trong đó thì mới hiểu được từng khoản mục trong đó gồm những gì. Ví dụ đối với khoản mục tiền thì công thức lập là gồm số dư tại ngày lập báo cáo tài chính của 3 tài khoản 111,112,113. Vậy là khoản mục Tiền trên Bảng cân đối kế toán gồm 3 khoản Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Vậy muốn biết công thức lập của từng mục trong bảng cân đối kế toán thì chúng ta xem Cách lập báo cáo tài chính trong thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

4. Thứ tư: Chúng ta phải hiểu Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán là thể hiện tính thời điểm (TỨC LÀ BÁO CÁO LẬP TẠI BẤT KỲ NGÀY NÀO). Tức là thể hiện tài sản và nguồn hình thành nên tài sản tại bất kỳ thời gian nào
 

=> KẾT LUẬN: Vậy với bảng cân đối kế toán chúng ta cần nắm được 3 ý nghĩa như sau:
+Một: Thể hiện tài sản và nguồn hình thành nên tài sản tại 1 thời điểm bất kỳ

+Hai: Khi đã nói đến tài sản và nguồn hình thành nên tài sản thì về mặt giá trị thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. Đây là cơ sở để khi lập Bảng cân đối kế toán chúng ta biết là chúng ta lập đúng hay sai

+Ba: Chúng ta cần hiểu từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán nói lên được vấn đề gì. Hiểu như vậy là cũng ổn rồi. Còn vấn đề phân tích các chỉ số tài chính để phân tích tình hình tài chính của Công ty thì nó là 1 vấn đề khác, chúng ta không bàn ở đây.

+Bốn:Tiếp theo chúng ta cần phải nắm nữa là: Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán là GIÁ TRỊ SỔ SÁCH LÀ GIÁ TRỊ QUÁ KHỨ MÀ KHÔNG PHẢI PHẢN ÁNH THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG (Các bạn xem ví dụ bên dưới các bạn sẽ rõ tại sao tôi nói như vậy nhé).
Ví dụ: tại ngày 1/1/2010. Các bạn góp vốn vào Cty là 2 tỷ bằng tiền mặt. Sau ngày 3/1/2010 các bạn lấy 2 tỷ này để mua đất tại Quận 9 là 100 m2 với giá 2 tỷ

Yêu cầu: Ghi sổ năm 2010 và lập báo cáo tài chính là BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2010
GIẢI: 
GHI SỔ
Ngày 1/1/2010
Nợ 1111: 2.000.000.000

Có 4111: 2.000.000.000

Ngày 3/1/2010
Nợ 213: 2.000.000.000

Có 1111: 2.000.000.000

LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Lập bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2010
Tổng tài sản:2.000.000.000
Quyền sử dụng đất:2.000.000.000
Tổng nguồn vốn: 2.000.000.000
Nguồn vốn kinh doanh: 2.000.000.000

=> Tổng tài sản của Cty tại ngày 31/12/2010 là 2.000.000.000
Lưu ý: Ví dụ từ 2010 đến 2015 không có nghiệp vụ phát sinh . Tức là tại ngày 31/12/2015 Tổng tài sản theo sổ sách là 2 tỷ. Nhưng giá thị trường của miếng đất bây giờ là 5 tỷ.

Sau đây là vài ví dụ để cho các bạn hiểu 1 số khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Giả sử trên bảng cân đối kế toán có vài khoản mục sau, các bạn hiểu những khoản mục này như thế nào?


=> Với ví dụ của khoản mục tiền (Mã số 111) trong bảng cân đối kế toán được lập tại ngày 31/12/2017 là 100 triệu ĐƯỢC HIỂU LÀ tại ngày 31/12/2017 thì Tiền của Công ty ta có là 100 triệu trong đó tiền mặt là bao nhiêu, tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu, tiền đang chuyển là bao nhiều thì chúng ta phải xem ở cột thuyết minh mà trong bảng cân đối kế toán có cột thuyết minh này. Tức là muốn biết chi tiết khoản mục tiền gồm những gì thì phải xem THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ SẼ THẤY 100 TRIỆU GỒM Tiền mặt là bao nhiêu, Tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu, Tiền đang chuyển là bao nhiêu.


=>Với ví dụ khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn (MS 120) Ngày 1/11/2016. Cty ABC mua chứng khoán VCB (Vietcombank) với mục đích là kinh doanh với giá là 30.000/ Cổ phiếu và Cty đã mua 1.000 cổ phiếu. Vậy Cty bỏ ra là 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng HSBC
Biết rằng Cổ phiếu Cty VCB là cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán và giá tại ngày lập báo cáo tài chính 2016 trên bảng điện tử tại ngày 31/12/2016 là 28.000 đồng/cổ phiếu

GIẢI:
Ngày 1/11/2016 Cty ghi Nợ 1211: Có 11211 (HSBC). 30.000.000
Ngày 31/12/2016. Cty xem xét giá bán, nếu thấp hơn giá gốc thì lập dự phòng. Vậy theo đề bài là giá bán giảm còn 28.000/CP.Điều này có nghĩa là tại ngày 31/12/2016 Cổ phiếu VCB bị giảm giá là 2.000 đồng/ cổ phiếu. Điều này có nghĩa là tại ngày 31/12/2016 Trị giá của 1.000 cổ phiếu là 1.000*28.000=28.000.000. Vậy Tài sản của Cty tức là cổ phiếu bị mất giá là 2.000.000

=> Ngày 31/12/2016 , Cty phải lập dự phòng đâu tư chứng khoán bị giảm giá là 2.000.000
Nợ 635: 2.000.000

Có 2291: 2.000.000

Trên bảng cân đối kế toán trình bày 2 khoản mục như sau:
Chứng khoản kinh doanh: (121): 30.000.000
Dự phòng giảm giá chứng khoán * (122): (2.000.000)
Tổng Đầu tư tài chính ngắn hạn mã (120): 28.000.000

Điều này có nghĩa là chứng khoản mà chúng ta mua để bán thì đã mất giá trị đi 2.000.000 so với giá mua ban đầu là 30.000.000. Khoản dự phòng 2.000.000 là ý muốn nói tại ngày 31/12/2016 giá trị của cổ phiếu giảm mất đi 2.000.000 và do chúng ta chưa có bán ra nên chúng ta vẫn còn giữ 1.000 CP. Đến năm 2017 mà giá cổ phiếu VCB tăng lên lớn hơn 30.000/CP thì lúc đó chúng ta sẽ không mất tiền lúc đó chúng ta sẽ hoàn nhập lại ghi nợ 2291 có 635

=>Ví dụ khoản mục phải thu ngắn hạn khách hàng (mã số 131):100.000.000 tại ngày 31/12/2016. Là chúng ta hiểu là Công ty có danh sách khách hàng nợ chúng ta là 100.000.000 và 100.000.000 đồng này sẽ thu được trong vòng 12 tháng kể từ ngày 31/12/2016. Muốn biết chi tiết 100 triệu này gồm những khách hàng nào thì chúng ta xem ở cột thuyết minh trong bảng cân đối kế toán ví dụ nó ghi số 5 thì chúng ta qua phần mục 5 của thuyết minh báo cáo tài chính là chúng ta sẽ thấy.
Nhưng trên phần Bảng cân đối kế toán có khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khách hàng mã số (137): ghi 20.000.000. Điều này được hiểu là trong danh sách khách hàng 100.000.000 có khách hàng khả năng không thu hồi được là 20.000.000 (Hay còn gọi là nợ khó đòi). Tức là trong tương lai 12 tháng từ ngày lập Bảng cân đối kế toán thì dòng tiền có thể thu về là 80.000.000 mà thôi.

Xem thêm phần cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh (Bí quyết hiều từng khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh) tại đây.

Xem tóm tắt cách lập báo cáo tài chính dễ nhớ nhất tại đây


HÃY CHIA SẺ BÀI NÀY ĐẾN CỘNG ĐỒNG NHÉ, COMMENT 1 ĐIỀU GÌ ĐÓ VỀ BÀI VIẾT
 

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP