Giải thích tại sao tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

 ♥ ♥ ♥TẠI SAO GIÁ TRỊ TỔNG TÀI SẢN BẰNG GIÁ TRỊ TỔNG NGUỒN VỐN TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ♥ ♥ ♥

-Dành cho những bạn đang học kế toán
-Dành cho những bạn sinh viên chuyên ngành kế toán
-Dành cho những bạn đã và đang làm kế toán

➤➤➤CÂU HỎI: Tại sao Giá trị Tổng tài sản bằng Giá trị tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán? Đây có thể là 1 câu hỏi khi các bạn đi phỏng vấn. Mặc dù nhìn thấy nhưng không thể diễn đạt đường bằng lời nói.

 ✍ ✍ ✍TRẢ LỜI:
Trước khi trả lời vào câu hỏi này, các bạn cần phải biết định nghĩa Tài sản là gì và Nguồn vốn là gì. Từ đó các bạn sẽ suy luận ra vì sao Giá trị Tổng tài sản bằng Giá trị Tổng nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

  • Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. (Ví dụ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, khoản phải thu…những cái này chắc chắc là doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai).
  • Nguồn vốn: Là Nguồn hình thành nên tài sản. Vì sao nói nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản. Bởi vì khi các bạn có tài sản thì người ta sẽ hay hỏi bạn ở đâu mà có tài sản đó?. Chính câu hỏi ở đâu chính là câu trả lời cho nguồn hình thành nên tài sản. Vậy là các bạn thống nhất là Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản rồi nhé?. Tài sản chỉ có duy nhất 2 nguồn hình thành là

☛•Tài sản tự có: Ví dụ như tiền chúng ta có được là do chúng ta đi làm có được, do được chia cổ tức, do ai đó tặng mà chúng ta không phải trả cho ai, do kết quả sản xuất kinh doanh của chúng ta làm ăn có lời…. Vậy tài sản hình thành từ nguồn mà không phải trả cho ai thì người ta gọi TÀI SẢN ĐÓ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ VỐN CHỦ SỞ HỮU.

☛•Tài sản chúng ta có được do mua chịu, mua thiếu, mua bằng đi vay: Tài sản mà được hình thành từ do mua chịu, mua thiếu, mua bằng đi vay. Mà mua chịu, mua thiếu, mua bằng đi vay thì PHẢI CÓ NGHĨA VỤ PHẢI TRẢ. Nên Tài sản được hình thành từ mua chịu, mua thiếu, mua bằng đi vay thì người ta gọi TÀI SẢN ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ NỢ PHẢI TRẢ
 

☛☛☛KẾT LUẬN: Tài sản có 2 nguồn hình thành là VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ
Bây giờ, tôi sẽ giải thích cho các bạn vì sao giá trị bên tài sản bằng với giá trị bên nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
•Như các bạn được biết khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra thì luôn luôn ghi 2 tài khoản. Một bên ghi nợ và 1 bên ghi có và SỐ TIỀN 2 BÊN PHẢI BẰNG NHAU. Đây là nguyên tắc kế toán kép khi các bạn làm.
•Và bất kỳ 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào xảy ra trong công ty, cho dù ghi nhận như thế nào đi chăng nữa thì cuối cùng cũng làm cho giá trị của tài sản tăng lên hoặc giá trị của tài sản giảm xuống. Mà các bạn đã khẳng định rồi Tài sản thì có nguồn hình thành. Nên một khi giá trị của tài sản tăng lên hay giảm xuống thì Nguồn vốn cũng phải tăng lên hay giảm xuống bằng với giá trị của tài sản tăng lên hay giảm xuống. Do đó ta có phương trình kế toán cân bằng giữa Tài sản và Nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán như sau: 

TỔNG TÀI SẢN =NỢ PHẢI TRẢ +VỐN CHỦ SỞ HỮU.

•Để giải thích rõ hơn về phương trình trên, các bạn có thể xem ví dụ cụ thể bên dưới sẽ rõ
Ví dụ Tại ngày 31/12/2015 bạn đang có trong tay bằng tiền mặt là 10.000.000. Điều này có nghĩa là Tổng tài sản của bạn tại ngày 31/12/2015 là 10 triệu đồng. Và thế là bạn của bạn sẽ hỏi bạn 10 triệu này ở đâu bạn có vậy. Bạn sẽ trả lời theo 2 cách sau:
 

▶Cách 1:10 triệu này là của mình, do đi làm tích lũy được 1 năm trời. Tức là bạn đang nói nguồn hình thành nên 10 triệu này là do bạn đi làm và tiết kiệm được và không phải trả cho ai cả. Vậy nguồn hình thành 10 triệu này là đi làm tích lũy được và không phải có nghĩa vụ trả cho ai đó. Nên trong kế toán họ nói là nguồn hình thành tài sản mà không phải trả cho ai thì đó gọi là Nguồn vốn chủ sở hữu.(Tài khoản loại 4). Vì vậy, Tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn bằng 10 triệu trong bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản (Tiền Mặt)=10 triệu=Tổng nguồn vốn (Vốn chủ sở hữu)=10 triệu

▶Cách 2: 10 triệu này là của mình có 4 triệu đồng đi làm tích lũy được 1 năm trời và không phải trả cho ai. Và 6 triệu còn lại là do mình mượn của bạn mình và phải có nghĩa vụ phải trả lại cho bạn mình là 6 triệu. Vi vậy, tổng tài sản 10 triệu bằng tiền mặt trong trường hợp này được hình thành từ 2 nguồn là Vốn chủ sở hữu (Tài khoản loại 4) là 4 triệu và nợ phải trả (Tài khoản loại 3) là 6 triệu

Tổng tài sản (Tiền mặt)=10 triệu=Tổng nguồn vốn : Vốn chủ sở hữu (4 triệu)+Nợ phải trả (6 triệu)

•Mà Bảng cân đối kế toán thì nó thể hiện tài sản và nguồn hình nên tài sản tại 1 thời điểm bất kỳ. NÊN TỪ NHỮNG GIẢI THÍCH BÊN TRÊN. CHÚNG TA KẾT LUẬN RẰNG TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN PHẢI BẰNG TỔNG GIÁ TRỊ CỦA NGUỒN VỐN

Xem hiểu về ý nghĩa từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán tại đây

Xem hiểu về ý nghĩa từng khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh tại đây

Xem tóm tắt cách nhớ lập báo cáo tài chính tại đây

LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org


 

TOP