♥♥CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI DOANH THU TÍNH THUẾ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO???♥♥
???CÂU HỎI: Tại Khoản 2.30 tại Điều 5 của TT96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 7 của TT78/2014 VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ CÓ CÂU: Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế sẽ KHÔNG ĐƯỢC THUẾ CHẤP NHẬN LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN được hiểu như thế nào cho đúng?
TRẢ LỜI: Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu tại sao thuế phải tính ra chi phí không tương ứng với doanh thu để loại những chi phí không hợp lý hoặc để truy thu doanh thu. Bởi vì thuế đang nghi ngờ và hoài nghi là doanh nghiệp của mình trốn doanh thu (Bán hàng không xuất hóa đơn đầu ra đầy đủ nhưng đầu vào thì lấy chi phí đủ 100% hoặc thậm chí là đi mua thêm hóa đơn đầu vào...)
☛☛Vậy chi phí tương ứng với doanh thu được hiểu như thế nào cho đúng??
Tức là những khoản chi phí mà TRỰC TIẾP tạo ra DOANH THU ĐÓ nhưng không tương ứng thì thuế sẽ không chấp nhận phần chi phí mà không tương ứng doanh thu đó (Tức là chi phí vượt mức định mức ví dụ là đáng lẻ là tạo ra 10 đồng doanh thu thi cần 2 đồng chi phí thôi nhưng chi phí mà công ty hạch toán vào đến 8 đồng=> Vậy suy ra 6đồng là thuế không chấp nhận HOẶC có thể hiểu là chi phí thực là 8 đồng thì phải ghi nhận doanh thu là 40 đồng nhưng Công ty ghi nhận doanh thu 10 đồng=> Thuế sẽ truy thu doanh thu là 30 đồng và đồng thời truy thu thuế VAT). Nói tóm lại Chi phí tương ứng doanh thu Tức là để có doanh thu đó thì chi phí tương ứng trực tiếp để tạo ra doanh thu đó CHỈ BẤY NHIÊU ĐÓ THÔI không được nhiều hơn (Thuế sẽ kiểm tra tính phù hợp hoặc tương ứng của 621;622;627;155 cũng như 632 so với lại doanh thu ). CÓ THỂ XEM VÀI VÍ DỤ SAU ĐỂ CÁC BẠN HIỂU RÕ.
✍VÍ DỤ 1: Bán hàng ghi nhận 2 nghiệp vụ Doanh thu và Giá vốn. Tức là 1 khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận giá vốn tương ứng.=> Đây được gọi là chi phí tương ứng với doanh thu nên 100% là thuế chấp nhận 632. Tuy nhiên, 632 nếu cấu thành từ 1561 thì không có gì để nói mà thuế chỉ tập trung vào là hóa đơn đầu vào có mua của doanh nghiệp bỏ trốn hay không? Hoặc đây có phải là những hóa đơn đầu vào mà đi mua hóa đơn hay không; Nhưng nếu giá thành mà cấu thành từ 621;622;627 thì lúc này thuế sẽ xem xét chứng từ đầu vào của 621,622,627 có hợp lý không có phải mua của những doanh nghiệp bỏ trốn không có phải là mua hóa đơn không, chứng từ về chi phí lương có phù hợp với thực tế không: công ty sản xuất đến 100 người công nhân nhưng trên bảng lương chỉ có 8 người công nhân, cũng như là định mức tiêu hao nguyên liệu xuất ra trong kỳ có phù hợp với nguyên liệu tạo ra thành phẩm không, chi phí tiền điện có phù hợp sản phẩm sản xuất ra không tháng trước chi phí tiền điện là 10 triệu cho 1000 sản phẩm sao tháng này chi phí tiền điện tang lên 100% là 20 triệu nhưng sản phẩm làm ra chỉ tăng có 10% là 1.100? =>Các bạn sẽ không biết đường mà giải thích
✍VÍ DỤ 2: Cách kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trực tiếp tạo ra doanh thu như sau: Công ty của các bạn là công ty taxi vận tải hành khách. Thường thì chi phí xăng xe (Tk 621) các bạn thường hay hỏi chiếm bao nhiêu % trên doanh thu là hợp lý (Vấn đề này thường các bạn hay cảm tính là lấy 35% đến 40% trên doanh thu)=> Nhưng đã hợp lý chưa tui lấy ví dụ cho các bạn xem nhé. Giả sử Công ty của các bạn là Công ty chuyên vận tải taxi.
+Định mức chiếc xe inova chạy 100 km là tiêu hao 7 lít xăng.
+1 km thì 12 ngàn đồng doanh thu. => Vậy suy ra 1 lít xăng các bạn chạy là 14km=> Doanh thu của 1 lít xăng là 168.000
+1 lít xăng giá 20 ngàn đồng
+Tỷ lệ chi phí 1 lít xăng trên doanh thu 1 lít xăng là : 20.000/168.000=12%
=>Vậy với định mức là chi phí xăng xe 35%-40% trên doanh thu là không tương ứng với doanh thu. Vì theo cách tính thì chi phí xăng xe chiếm khoản 12% trên doanh thu.
✍VÍ DỤ 3: Các bạn làm trong nhà hàng ăn uống. Mà chủ nhà hàng chủ trương trốn doanh thu tức là bán hàng không xuất hóa đơn đầy đủ mà chỉ xuất 1 số ít, trong khi chi phí nguyên liệu để ăn trực tiếp với sản phẩm đó lấy đầy đủ hóa đơn đầu vào. Ví dụ cho các bạn dễ hiểu là Công ty chỉ kinh doanh 1 món ăn là mình ống ý. Kiểm tra thử 1 tháng doanh thu như sau:
+Trong tháng Cty xuất ra 16 tờ hóa đơn cho 16 khách hàng với 16 dĩa mì ống ý nhưng nguyên liệu đầu vào các bạn tập hợp qua 621 rồi qua 632 là đến 10 chai tương ớt và 3 chai tương cà=> Các bạn có thể nào giải thích được không? Chắc chắn là không thể nào ăn 16 dĩa mỳ ống ý mà đến 10 chia tương ớt và 3 chai tương ca=> Công ty này trốn doanh thu là chắc=> Thuế ấn định doanh thu.
✍VÍ DỤ 4: đối với những công ty sản xuất thì phải xây dựng định mức để giải thích sau này khi thuyết trình với thuế. Nhưng xây dựng định mức thì phải phù hợp, tránh xây dựng quá cao so với thực tế cũng như khi làm sổ sách kế toán thì làm sao cũng phải phù hợp .
+Ví dụ cho trường hợp của ví dụ 4 này Công ty sản xuất ra sản phẩm A thì để sản xuất ra được 1 sản phẩm A cần 1kg nguyên liệu B. (Đây là định mức). Giả sử trong tháng 1/2017 Cty sản xuất ra được 100 sản phẩm A thì cần 100 kg nguyên liệu B và công ty cũng đã bán ra 100 sản phẩm A. Nếu mình làm đúng thực tế thì không có gì phải bàn tức là lúc này hạch toán Nợ 155 có 154 là 100 sản phẩm A. Và hạch toán Nơ 621 Có 152: 100kg nguyên liệu B.=> Không có gì để bàn, lúc này có thể mua nguyên liệu B lớn hơn 100kg và xuất dung không hết thì nó nằm trên tài khoản 152 và vẫn còn trong kho. NẾU LÀM NHƯ THỀ NÀY THÌ GIẢI THÍCH VỚI THUẾ THÌ KHÔNG CÓ GÌ PHẢI NGẠI
+Nhưng doanh nghiệp này không xuất hóa đơn 100% đâu ra mà chỉ xuất 50 sản phẩm A thôi. Lúc này các bạn làm kế toán tại Công ty này có mấy trường hợp đang làm như sau, các bạn xem có sự hợp lý không nhé
- Cách 1: Kế toán đang làm như sau: hạch toán nợ 155 có 154: 50 sản phẩm hoặc nhiều hơn 50 sản phẩm. Và nguyên liệu B vẫn lấy hóa đơn 100% là đúng thực tế tức là vẫn hơn 100kg nguyên liệu B, nhưng hạch toán nơ 621 có 152: là xuất ra 50kg nguyên liệu B cho đúng quy định với định mức đã xây dựng. Lúc này trên sổ sách kế toán tài khoản 152 vẫn còn trên 50 kg nguyên liệu B nhưng thực tế trong kho thì còn ít hơn 50kg nguyên liệu B vì thực tế đã xuất ra để sản xuất sản phẩm A hết 100 sản phẩm rồi.=> VẬY LÚC NÀY VỀ MẶT SỔ SÁCH VÀ CHỨNG TỪ LÀ HỢP LÝ, NHƯNG NẾU LÀM THEO CÁCH NÀY THÌ ĐẾN 1 LÚC NÀO ĐÓ TÀI KHOẢN 152 NĂM NAY QUA NĂM NỌ SẼ CỨ TĂNG LÊN MÀ THỰC TẾ LẠI KHÔNG CÒN TRONG KHO. THUẾ MÀ KIỂM KÊ KHO THÌ 100% PHÁT HIỆN RA
- Cách 2: Kế toán đang làm như sau: cũng làm theo thực tế luôn hạch toán nợ 155 có 154: 100 sản phẩm và xuất nguyên liệu ra nợ 621 có 152: 100kg nguyên liệu B. => Đúng với định mức xây dựng đã đưa cho thuế. Nhưng do bán hàng hết 100 sản phẩm A nhưng xuất hóa đơn có 50 sản phẩm A.=> LÚC NÀY TRÊN SỔ SÁCH THÌ TÀI KHOẢN 155 VẪN CÒN NHƯNG TRONG KHO THÌ KHÔNG CÒN. Làm theo cách này về mặt sổ sách và chứng từ là ổn. NHƯNG VỀ LÂU DÀI THÌ TÀI KHOẢN 155 CÀNG NGÀY CÀNG CAO NHƯNG THỰC TẾ THÌ KHÔNG CÒN. THUẾ MÀ KIỂM KÊ KHO THÌ 1005 PHÁT HIỆN RA.
-Cách 3: Kế toán vẫn cho hạch toán nợ 155 có 154: 50 sản phẩm nhưng khi xuất nguyên liệu nơ 621 có 152: hết 100 kg nguyên liệu. Nếu bạn nào mà làm kế toán kiểu này thì thuế sẽ hỏi là Định mức 1kg nguyên liệu b làm ra được 1 sản phẩm A. Vậy em nhập kho 50 sản phẩm A thì chỉ tiêu hao có 50 kg nguyên liệu B thôi sao đằng này em tiêu hao đến 100kg nguyên liệu B.=> KHÔNG BIẾT GIẢI THÍCH SAO LUÔN.
✍VÍ DỤ 5: Chi phí tiền điện, tiền nước. Công ty bán hàng nhiều mà không xuất hoá đơn đầu ra. Do đó, Công ty nhập kho thành phẩm trong kỳ rất ít (Nhập kho vừa đủ bán không cho tồn kho trên sổ sách) trong khi nguyên liệu đầu vào thì lấy đầy đủ 100% hóa đơnvà chi phí tiền điện thì biến đổi theo sản phẩm sản xuất ra=> Như vậy là các bạn cũng thấy điều gì xảy ra rồi, ví dụ tháng 1/2017 sản xuất ra được 1000 sản phẩm A thì tiền điện là 10 triệu. Nhưng tháng 2/2017 sản xuất ra 1100 sản phẩm A nhưng chi phí tiền điện tăng lên 100% tức là 20 triệu. VẬY CÁC BẠN CÓ GIẢI THÍCH ĐƯỢC VỚI THUẾ KHÔNG
▶▶▶KẾT LUẬN: NẾU CHÚNG TA KHÔNG CHỨNG MINH ĐƯỢC CHI PHÍ TRỰC TIẾP MÀ TƯƠNG ỨNG VỚI DOANH THU THÌ KHẢ NĂNG XUẤT TOÁN CHI PHÍ LÀ RẤT CAO HOẶC KHẢ NĂNG ẤN ĐỊNH LẠI DOANH THU LÀ RẤT CAO (Trường hợp trốn doanh thu).
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org