SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THUẾ VÀ KẾ TOÁN VỀ GHI NHẬN DOANH THU VÀ CHI PHÍ
A. Hiện trạng: Hiện nay một số bạn đang làm kế toán nhưng chủ yếu lấy Thông tư về thuế để vận dụng trong việc hạch toán kế toán, cụ thể một vài trường hợp mà đang vận dụng thông tư thuế để hạch toán kế toán như sau:
• Ví dụ như thời gian khấu hao tài sản cố định đang áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC để vận dụng trong khi theo chuẩn mực kế toán thì thời gian khấu hao tài sản cố định: “Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng . Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản”.Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa thuế và kế toán về xác định thời gian khấu hao.
Ví dụ: như xe Limousine mà Nhà hàng tiệc cưới sinh đôi mua 7 tỷ nhưng đối với Nhà hàng tiệc cưới sinh đôi ước tính chỉ sử dụng 2 năm là bán lại (Vì quan điểm của Nhà hàng là xe sử dụng không quá 2 năm).
✦Về mặt kế toán: Thời gian sử dụng hữu ích của xe là 2 năm, vì sau 2 năm công ty không sử dụng nữa mà phải bán đi để thu hồi lại vốn. Vậy thời gian trích khấu hao theo Kế toán là 2 năm
✦Về mặt thuế: Thời gian sử dụng của tài sản theo thuế là áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 với thời gian là 6 năm đến 10 năm.
• Tài sản cố định của việc mua xe ô tô từ 9 chỗ ngồi chỗ xuống (7 tỷ) của Công ty không có chức năng vận tải hành khách, du lịch, khách sạn thì khi mua những chiếc xe này chỉ hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định là 1.6 tỷ phần còn lại hạch toán vào chi phí 811 (5,4 tỷ) và loại trừ ra khi quyết toán thuế TNDN.Trong khi chuẩn mực kế toán thì không cho phép như vậy mà phải hạch toán vào Nguyên giá tài sản cố định là 7 tỷ và trích khấu hao trên số liệu là 7 tỷ.Đây cũng chính là điểm khác nhau cơ bản giữa thuế và kế toán khi xác định nguyên giá để trích khấu hao khi tính vào chi phí được trừ.
• Về doanh thu dịch vụ theo chuẩn mực kế toán số 14 được ghi nhận khi dịch vụ hoàn thành trong khi có những trường hợp mà đã xuất hóa đơn nhưng dịch vụ chưa hoàn thành vẫn ghi nhận là doanh thu theo Luật thuế TNDN
Kết luận:
➤Vậy nếu chúng ta không lấy Thông tư về thuế để vận dụng hạch toán kế toán thì khi Cơ quan thuế xuống quyết toán tại doanh nghiệp sẽ loại chi phí ra khỏi chi phí hợp lý hay sao hay chỉ là loại ra tạm thời thôi? Có cách nào xử lý chênh lệch tạm thời này hay không?. Các bạn xem tiếp bên dưới sẽ thấy rõ được vấn đề nhé.
➤Mục đích của việc vận dụng thông tư về thuế để hạch toán kế toán là để không có sự chênh lệch giữa thuế và kế toán. Nhưng nếu làm như trên thì sẽ ảnh hưởng đến bản chất của kế toán.
➤Nếu mà vẫn áp dụng thông tư về thuế để áp dụng trong việc hạch toán kế toán thì sẽ chẳng bao giờ thấy được sự chênh lệch giữa thuế và kế toán (Chẳng bao giờ chúng ta vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17 trong kế toán). Và cũng sẽ chẳng bao giờ áp dụng các chỉ tiêu B2;B3;B9;B10 trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Vì tờ khai quyết toán thuế TNDN là bắt đầu từ Chỉ tiêu A1 “Lợi nhuận kế toán trước thuế”). Mà chỉ tiêu A1 bằng đúng chỉ tiêu 50 trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Rồi từ đó chỉ tiêu B1 trở đi là bắt đầu vận dụng Luật thuế TNDN để xác định số thuế TNDN phải nộp.Rõ ràng là chúng ta thấy được sự tách bạch rõ ràng trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN giữa Kế toán và Thuế.
B. Quan điểm: Chuẩn mực kế toán số 17 ra đời để giải quyết vấn đề Chênh lệch giữa thuế và Kế toán như đã đề cập bên trên.Với bài viết này sẽ giúp cho một số bạn hiểu rõ hơn về bản chất của kế toán. Giúp thấy được rõ hơn sự khác nhau về cách nhìn nhận chi phí ghi nhận theo thuế và chi phí ghi nhận theo chuẩn mực kế toán cũng như doanh thu ghi nhận theo thuế và doanh thu ghi nhận theo kế toán.
• Phân biệt Lợi nhuận kế toán và Thu nhập tính thuế
☞Lợi nhuận (lỗ) kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
☞Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên Cơ sở kết hợp Lợi nhuận từ Kế toán và Thông tư về thuế TNDN.
• Phân loại chênh lệch giữa kế toán và thuế: Có 2 loại chênh lệch
– Chênh lệch thường xuyên (Chênh lệch vĩnh viễn): là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế
• Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế;
• Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định;
• Chi phí khác (Biếu tặng, khuyến mại, tiếp khách…) vượt quá tỷ lệ quy định
• Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp chưa đủ…
Ví dụ: Thu nhập được miễn thuế:
• Cổ tức, lợi nhuận được chia;
– Chênh lệch tạm thời (Chênh lệch về thời gian): là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí theo chuẩn mực kế toán và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập tính thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập tính thuế.Ví dụ ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập tính thuế ở một năm khác. Có 2 loại chênh lệch tạm thời, cụ thể như sau
• (Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế):Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập tính thuế trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành
Ví dụ: như một khoản doanh thu theo kế toán thì ghi nhận nhưng thuế thì không cho ghi nhận và doanh thu này sẽ phải đánh thuế trong tương lại; Hoặc một khoản chi phí khấu hao của kế toán thấp hơn khoản chi phí khấu hao theo thuế thì những khoản chi phí khấu hao trong tương lai của kế toán thì thuế sẽ không chấp nhận tức là lúc này sẽ phải nộp một khoản thuế trong tương lai.
• (Chênh lệch tạm thời được khấu trừ): Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ chi phí trong tương lai, tính trên các khoản sau:
Ví dụ: như chi phí khấu hao theo kế toán cao hơn chi phí khấu hao theo thuế của năm hiện tại và trong tương lai thì không còn chi phí khấu hao của kế toán nữa nhưng thuế sẽ chấp nhận là chi phí khấu hao để tính thuế TNDN.
C. Có thể minh họa một số khoản doanh thu và chi phí mà giữa thuế và kế toán có sự khác nhau khi vận dụng chuẩn mực kế toán để hạch toán kế toán, vận dụng thông tư về thuế để xác định số thuế TNDN phải nộp như sau.
D. VAS 17 sử dụng hai tài khoản để theo dõi ảnh hưởng về thuế của hai khoản chênh lệch trên như sau:
– Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”: có số dư Nơ Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai = (Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm +Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng)*Thuế suất thuế TNDN hiện hành
– Tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”: có số dư có Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành *Thuế suất thuế TNDN hiện hành
E. Công thức tính: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; Chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại
☞Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 821 = (1) chi phí thuế hiện hành (TK 8211) + (2) chi phí thuế hoãn lại (TK 8212)=LỢI NHUẬN KẾ TOÁN TRƯỚC THUẾ *THUẾ SUẤT THUẾ TNDN HIỆN HÀNH)
☞Chi phí thuế thu nhập hiện hành (8211):Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
☞Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TK 8212): Có 3 cách tính chi phí thuế TNDN hoãn lại khi phát sinh trong kỳ
• Thuế thu nhập hoãn lại phải trả= Chênh lệch tạm thời chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN hiện hành
• Tài sản thuế thu nhập hoãn lại=(Chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế + ưu đãi thuế chưa sử dụng) xThuế suất thuế TNDN hiện hành
• Hoặc bằng chi phí thuế TNDN trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành. Công thức này hay được vận dụng
F. Cách hạch toán kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
F.1 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
a. Tạm tính hàng kỳ (hàng quý)
Nợ TK 8211:
Có TK 3334:
b.Điều chỉnh cuối năm quyết toán
Tăng: Nợ TK 8211
Có TK 3334
Giảm: Nợ TK 3334
Có TK 8211
c. Trả tiền thuế
Nợ TK 3334
Có TK 112
F.2 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
a. Ghi nhận ban đầu
a.1/ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Nợ TK 8212:
Có TK 347:
a.2/ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Nợ TK 243
Có TK 8212
b. Ghi nhận sau ban đầu
b.1 Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Nợ TK 8212
Có TK 243
b.2 Giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Nợ TK 347
Có TK 8212
c/ Tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Nợ TK 243
Có TK 8212
d/ Tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Nợ TK 8212:
Có TK 347:
G. Hỏi: Vậy khi nào thì chúng ta tính ra chênh lệch tạm thời và tính như thế nào?
Trả lời:Khi chúng ta sử dụng chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán để áp dụng trong việc hạch toán kế toán mà không sử dụng thông tư về thuế để vận dụng trong việc hạch toán kế toán. Lúc này sẽ nảy sinh ra chênh lệch tạm thời và Chúng ta khi làm quyết toán thuế TNDN cuối năm thì tự kế toán phải tính ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ để theo dõi và tự hạch toán mà không phải đợi khi Cơ quan thuế xuống quyết toán thì chúng ta mới làm
Ví dụ: Về chênh lệch tạm thời được khấu trừ về trường hợp CHI PHÍ KHẤU HAO
(Chi phí khấu hao kế toán lớn hơn chi phí khấu hao theo Luật thuế TNDN của những năm đầu và những năm sau chi phí khấu hao của kế toán nhỏ hơn chi phí khấu hao của thuế)
- Công ty có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ Năm N1 đến Năm N4.
- Công ty khấu hao tài sản cố định đường thẳng thời gian là 2 năm. Tuy nhiên cách tính của thuế là khấu hao theo đường thẳng với thời gian 4 năm. Chính vì vậy có sự chênh lệch tạm thời tại đây
- Thuế suất thuế TNDN là 28%. Với kết quả như sau:
• Biểu thị bằng hạch toán kế toán qua các năm từ năm N1 đến Năm N4 như sau:
Ví dụ: Về chênh lệch tạm thời phải chịu thuế về trường hợp CHI PHÍ KHẤU HAO. (Chi phí khấu hao của kế toán những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao của thuế và những năm sau chi phí khấu hao của kế toán thì có mà thuế sẽ không có. Vì đã tính chi phí khấu hao cho những năm trước)
- Công ty có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ Năm N1 đến Năm N4.
- Công ty khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng với thời gian khấu hao là 4 năm. Tuy nhiên cách tính của thuế là khấu hao 2 năm. Chính vì vậy có sự chênh lệch tạm thời tại đây
- Thuế suất thuế TNDN là 28%. Với kết quả như sau:
• Minh họa bằng hạch toán kế toán qua các năm như sau:
H. Các bước thực hiện việc tính Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời phải chịu thuế được khái quát lại như sau:
☞Bước 1: Thu thập thông tin gồm:
• Lợi nhuận kế toán trước thuế
• Tính thu nhập tính thuế theo luật thuế
• (Thuế suất) Tỷ lệ thuế của năm hiện hành
• Chênh lệch tạm thời vào thời điểm cuối năm, được xác định là được khấu trừ hay bị đánh thuế trong tương lai
• Số dư đầu năm của tài sản (243) và nợ thuế hoãn lại (347)
☞Bước 2: Tính toán Chi phí thuế TNDN hiện hành phải nộp (Nợ 8211 có 3334). Dựa trên Lợi nhuận kế toán trước thuế, điều chỉnh cho các khoản chi phí không được trừ theo Luật thuế TNDN-Những khoản lỗ năm trước được kết chuyển sang-Thu nhập miễn thuế
☞Bước 3: Tính số dư cuối năm của hai tài khoản tài sản và nợ thuế hoãn lại để hạch toán
☞Bước 4: Xác định số thuế hoãn lại phải điều chỉnh
☞Bước 5: Ghi nhận bút thuế của niên độ
Cụ thể bằng ví dụ như sau:
Hy vọng bài viết này giúp các bạn phân biệt rõ ràng hơn giữa hạch toán kế toán theo thuế và kế toán là khác nhau. Hãy chia sẻ bài này đến cộng đồng nhé.
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org