↪↪↪CHỨNG TỪ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN CÓ CỐ ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
(Tham khảo CV 4212/TCT-CS ngày 12/10/2015, CV 2926/TC-TCT ngày 14/03/2005; CV3422/TCT-CS ngày 6/09/2010; CV 82869/CT-HTr ngày 25/12/2015 của Cục thuế Hà Nội; Điều 35 Luật doanh nghiệp 68/2014; Điểm 2.15 Phụ lục 4 của TT39/2014;Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)
A. CHỨNG TỪ GÓP VỐN
a/ Trường hợp góp vốn bằng tài sản không phải đăng ký quyền sử hữu phải có
• Biên bản chứng nhận góp vốn,
• Biên bản giao nhận tài sản,
• Biên bản định giá tài sản giữa các bên (Nếu không tự định giá được thì thuê Công ty định giá để định giá). Nhớ là định giá phải theo giá thị trường, nếu cao hơn giá thị trường khi Cơ quan thuế kiểm tra thì có thể sẽ bị định giá lại
• Không phải xuất hóa đơn
b/ Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn
• Biên bản chứng nhận góp vốn,
• Biên bản giao nhận tài sản,
• Biên bản định giá tài sản giữa các bên (Nếu không tự định giá được thì thuê Công ty định giá để định giá). Nhớ là định giá phải theo giá thị trường, nếu cao hơn giá thị trường khi Cơ quan thuế kiểm tra thì có thể sẽ bị định giá lại
• Không phải xuất hóa đơn
• Làm thủ tục chuyển sang tên. Tài sản góp vốn trong trường hợp này không phải chịu lệ phí trước bạ.Riêng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất làm tài sản kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
✍✍✍Lưu ý một số vấn đề
• Nếu là cá nhân không kinh doanh góp vốn vào Công ty thì không cần phải kèm theo hồ sơ gốc của tài sản
• Còn nếu là Cá nhân và tổ chức kinh doanh góp vốn vào Công ty thì phải kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc của tài sản này (Bản Công chứng sao y là được, vì bản chính lưu tại nơi phát sinh rồi)
B. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN.
1. Nếu là cá nhân góp vốn vào thành lập Doanh nghiệp
- Khi DN thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các chủ sở hữu:
Nợ các TK 211,213 (theo giá thỏa thuận)
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu
2. Nếu là Công ty góp vốn liên doanh, liên kết vào DN khác:
a. Bên nhận tài sản góp vốn:
- Khi DN thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các DN khác:
Nợ các TK 211,213 (theo giá thỏa thuận)
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu
b. Bên góp vốn bằng tài sản:
- Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình (có 2 trường hợp như sau):
+) Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 222,221 - (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211,213 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).
+) Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:
Nợ TK 222,221 - (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có các TK 211,213 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Xem vấn đề hạch toán kế toán nhập khẩu tại đây
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org