Câu hỏi trắc nghiệm kế toán hàng tồn kho
Nhằm ôn lại kiến thức cho những bạn đang học kế toán. Tôi đã soạn thảo một vài câu hỏi trắc nghiệm có đáp án của Kế toán hàng tồn kho. Hy vọng các bạn sẽ thích.
-Dành cho những bạn đang học kế toán online
-Dành cho sinh viên chuyên ngành kế toán
-Dành cho những bà mẽ bỉm sữa muốn học kế toán
Câu 1: Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm?
A. Nguyên vật liệu và công cụ tồn kho
B. Thành phẩm, hàng hóa tồn kho
C. Hàng mua đang đi đường, hàng hóa gửi bán, hàng đang gửi gia công
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Giá trị hàng tồn kho được khi nhận theo nguyên tắc:
A. Giá gốc
B. Giá bán ước tính
C. Giá trị thuần có thể thực hiện được
D. Giá hiện hành
Câu 3: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
A. Chi phí mua
B. Chi phí chế biến
C. Các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm:
A. Các loại thuế không được hoàn lại
B. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho
C. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Chi phí nào sau đây là chi phí chế biến hàng tồn kho?
A. Chi phí thiết kế sản phẩm
B. Chi phí vận chuyển
C. Chi phí khấu hao, bảo quản máy móc, thiết bị, nhà xưởng
D. Các khoản chiết khấu thương mại
Câu 6: Ngày 28/1/2018 mau hàng tại kho của bên bán và tại ngày này 2 bên đã chuyển giao rủi ro hàng cho bên mua và bên bán đã cung cấp cho bên mua tại ngày 28./1/2018 bộ chứng từ gồm hơp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT và biên bản bàn giao hàng hóa và bên mua đã trả tiền mặt cho bên bán. Ngày 5/2/2018 hàng mới về đến kho. Vậy tại ngày 28/1/2018 có hạch toán ko0? Nếu hạch toán thì hạch toán nghiêp vụ nào?
A. Có hạch toán và hạch toán nợ 151 nợ 133 có 111 tại ngày 28/1/2018
B. Không hạch toán
C. Không hạch toán và đợi đến ngày 5/2/2018 hạch toán luôn
D. Tất cả câu trên đều sai
Câu 7: Khoản chiết khấu thương mại được hưởng khi mua nguyên vật liệu được:
A. Ghi tăng giá gốc nguyên vật liệu
B. Ghi giảm giá gốc nguyên vật liệu
C. Ghi tăng chi phí tài chính
D. Ghi giảm chi phí tài chính
Câu 8: Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua nguyên vật liệu, dụng cụ được:
A. Ghi tăng giá gốc nguyên vật liệu
B. Ghi giảm giá gốc nguyên vật liệu
C. Ghi tăng doanh thu tài chính
D. Ghi giảm doanh thu tài chính
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khoản thuế nhập khẩu nộp cho nhà nước đối với vật liệu nhập khẩu được tính vào giá nhập
B. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản thuế GTGT phải nộp đối với số vật liệu nhập khẩu được khấu trừ.
C. Những doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT nộp khi mua vật liệu được tính vào giá nhập kho
D. Nếu được bên bán giảm giá hoặc cho hưởng chiết khấu thương mại cho số nguyên vật liệu đã mua thì khoản giảm giá hoặc khoản chiết khấu thương mại được ghi tăng giá nhập kho
Câu 10: Nhập kho một lô nguyên vật liệu trị giá 65 triệu đồng, thuế GTGT 6.5 triệu, chưa thanh toán tiền cho người bán, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 151: 65 triệu, Nợ TK 133: 6.5 triệu/Có TK 331: 71.5 triệu
B. Nợ TK 152: 65 triệu, Nợ TK 133: 6.5 triệu/Có TK 331: 71.5 triệu
C. Nợ TK 153: 65 triệu, Nợ TK 133: 6.5 triệu/Có TK 331: 71.5 triệu
D. Nợ TK 155: 65 triệu, Nợ TK 133: 6.5 triệu/Có TK 331: 71.5 triệu
Câu 11: Phương pháp quản lý và hạch toán hàng tồn kho mà đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu, hàng hóa đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh. Tên gọi của phương pháp này là gì?
A. Kê khai thường xuyên
B. Kiểm kê định kỳ
C. Nhập trước, xuất trước
D. Bình quân cuối kỳ
Câu 12: Phương pháp quản lý và hạch toán hàng tồn kho mà đặc điểm của phương pháp này là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, còn trị giá vật liệu xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ. Tên gọi của phương pháp này là gì?
A. Kê khai thường xuyên
B. Kiểm kê định kỳ
C. Nhập trước, xuất trước
D. Bình quân cuối kỳ
Câu 13: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hàng tồn kho phải được:
A. Đánh giá lại trước khi lập báo cáo tài chính
B. Lập dự phòng giảm giá khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc tại ngày lập báo cáo tài chính.
C. Giữ nguyên giá trị ghi sổ theo nguyên tắc giá gốc khi lập báo cáo
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Công ty A có số liệu về nguyên vật liệu X trong tháng 7/N như sau:
Tồn đầu kỳ: 200 kg, đơn giá 50.000đ/kg
Trong kỳ:
- Ngày 03/07: nhập kho 50 kg, đơn giá 52.000đ/kg
- Ngày 10/07: xuất kho 100 kg
- Ngày 23/07: nhập kho 120 kg, đơn 49.000đ/kg
Trị giá nguyên vật liệu X xuất kho ngày 10/07 theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
A. 5.040.000
B. 5.000.000
C. 5.200.000
D. 4.994.595
Câu 15: Công ty A có số liệu về nguyên vật liệu X trong tháng 7/N như sau:
Tồn đầu kỳ: 200 kg, đơn giá 50.000đ/kg
Trong kỳ:
- Ngày 03/07: nhập kho 50 kg, đơn giá 52.000đ/kg
- Ngày 10/07: xuất kho 100 kg
- Ngày 23/07: nhập kho 120 kg, đơn 49.000đ/kg
Trị giá nguyên vật liệu X xuất kho ngày 10/07 theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
A. 5.040.000
B. 5.000.000
C. 5.200.000
D. 4.994.595
Câu 16: Công ty A có số liệu về nguyên vật liệu X trong tháng 7/N như sau:
Tồn đầu kỳ: 200 kg, đơn giá 50.000đ/kg
Trong kỳ:
- Ngày 03/07: nhập kho 50 kg, đơn giá 52.000đ/kg
- Ngày 10/07: xuất kho 100 kg
- Ngày 23/07: nhập kho 120 kg, đơn 49.000đ/kg
Trị giá nguyên vật liệu X xuất kho ngày 10/07 theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
A. 5.040.000
B. 5.000.000
C. 5.200.000
D. 5.100.000
Câu 17: Công ty A có số liệu về nguyên vật liệu X trong tháng 7/N như sau:
Tồn đầu kỳ: 200 kg, đơn giá 50.000đ/kg
Trong kỳ:
- Ngày 03/07: nhập kho 50 kg, đơn giá 52.000đ/kg
- Ngày 10/07: xuất kho 100 kg
- Ngày 23/07: nhập kho 120 kg, đơn 49.000đ/kg
Trị giá nguyên vật liệu X xuất kho ngày 10/07 theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:
A. 5.040.000
B. 5.000.000
C. 5.200.000
D. 4.994.595
Câu 18: Ngày 05/10/N mua 1.000 kg nguyên vật liệu A, với giá đã bao gồm thuế GTGT 10% là 22.000đ/kg nhưng khi nhập kho kế toán phát hiện chỉ có 999 kg, biết khối lượng hao hụt nằm trong định mức cho phép, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 152: 22 triệu
Nợ TK 133: 2.2 triệu
Có TK 331: 24.2 triệu
B. Nợ TK 152: 21.978 triệu
Nợ TK 1381: 0.022 triệu
Nợ TK 133: 2.2 triệu
Có TK 331: 24.2 triệu
C. Nợ TK 152: 20 triệu
Nợ TK 133: 2 triệu
Có TK 331: 22 triệu
D. Nợ TK 152: 19.98 triệu
Nợ TK 1381: 0.02 triệu
Nợ TK 133: 2 triệu
Có TK 331: 22 triệu
Câu 19: Ngày 05/10/N mua 1.000 kg nguyên vật liệu A, với giá đã bao gồm thuế GTGT 10% là 22.000đ/kg nhưng khi nhập kho kế toán phát hiện chỉ có 995 kg, biết khối lượng hao hụt không nằm trong định mức cho phép,chưa biết nguyen nhân, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 152: 22 triệu
Nợ TK 133: 2.2 triệu
Có TK 331: 24.2 triệu
B. Nợ TK 152: 21.9 triệu
Nợ TK 1381: 0.1 triệu
Nợ TK 133: 2.2 triệu
Có TK 331: 24.2 triệu
C. Nợ TK 152: 20 triệu
Nợ TK 133: 2 triệu
Có TK 331: 22 triệu
D. Nợ TK 152: 19.9 triệu
Nợ TK 1381: 0.1 triệu
Nợ TK 133: 2 triệu
Có TK 331: 22 triệu
Câu 20: Đơn vị nhập nguyên vật liệu về là 25 cái, nhưng hóa đơn mua nguyên vật liệu chỉ có 20 cái. Và 5 cái nguyên liệu thừa này thừa chưa xác định được nguyên nhân và được doanh nghiệp nhập kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 152 – Trị giá thực nhập
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 331, 111 – Số tiền thanh toán
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết (số hàng thừa)
B. Nợ TK 152 – Trị giá trên hóa đơn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 331, 111 – Số tiền thanh toán
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết (số hàng thừa)
C. Nợ TK 152 – Trị giá thực nhập
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 331, 111 – Số tiền thanh toán
Có TK 1381 – Tài sản thừa chờ giải quyết (số hàng thừa)
D. Nợ TK 152 – Trị giá trên hóa đơn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 331, 111 – Số tiền thanh toán
Có TK 3388 – Tài sản thừa chờ giải quyết (số hàng thừa)
Câu 21: Khi kiểm kê nguyên vật liệu phát hiện thiếu chưa xác định nguyên nhân kế toán phản ánh:
A. Nợ TK 1381/Có TK 152
B. Nợ TK 1388/Có TK 152
C. Nợ TK 3381/Có TK 152
D. Nợ TK 3388/Có TK 152
Câu 22: Khi kiểm kê nguyên vật liệu phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán phản ánh:
A. Nợ TK 811/Có TK 152
B. Nợ TK 642/Có TK 152
C. Nợ TK 152/Có TK 3381
D. Tất cả đều sai
Câu 23: Nhập kho nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 151, 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
B. Nợ TK 611
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
Câu 24: Hàng tồn kho có mở sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng hay không, hay chi cần ghi sổ cái là được?
A. Được mở sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng
B. Không cần mở sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng mà chỉ cần mở sổ cái
C. Cả 2 câu đều sai
D. Cả 2 câu đều đúng
Câu 25: Cuối tháng, khi tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 155/Có TK 154
B. Nợ TK 156/Có TK 154
C. Nợ TK 154/Có TK 155
D. Nợ TK 154/Có Tk 156
Câu 26: Ngày 01/03/N, gởi bán đại lý P 500 thành phẩm A đơn giá 100.000 đồng/thành phẩm chưa bao gồm thuế GTGT 10%, biết giá vốn của thành phẩm này là 60.000 đồng/thành phẩm. Ngày 20/03/N, đại lý P thông báo đã bán được lô hàng trên. Tại ngày 01/03/N, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 131: 55 triệu
Có TK 511: 50 triệu
Có TK 3331: 5 triệu
Nợ TK 632/Có TK 155: 30 triệu
B. Nợ TK 131: 55 triệu
Có TK 511: 50 triệu
Có TK 3331: 5 triệu
Nợ TK 632/Có TK 156: 30 triệu
C. Nợ TK 157/Có TK 155: 30 triệu
D. Nợ TK 157/Có TK 156: 30 triệu
Câu 27: Ngày 01/03/N, gởi bán đại lý P 500 thành phẩm A đơn giá 100.000 đồng/thành phẩm chưa bao gồm thuế GTGT 10%, biết giá vốn của thành phẩm này là 60.000 đồng/thành phẩm. Ngày 20/03/N, đại lý P thông báo đã bán được lô hàng trên. Tại ngày 20/03/N, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 131: 55 triệu
Có TK 511: 50 triệu
Có TK 3331: 5 triệu
Nợ TK 632/Có TK 157: 30 triệu
B. Nợ TK 131: 55 triệu
Có TK 511: 50 triệu
Có TK 3331: 5 triệu
Nợ TK 632/Có TK 156: 30 triệu
C. Nợ TK 157/Có TK 155: 30 triệu
D. Nợ TK 157/Có TK 156: 30 triệu
Câu 28: Ngày 31/12/N, công ty A lập dự phòng giảm giá cho lô hàng X, số lượng: 2.000 cái, giá ghi sổ kế toán 28.000đ/cái. Giá trị thuần có thể thực hiện được của lô hàng X vào ngày 31/12/N là 20.000 đ/cái. Tại ngày 31/12/N kế toán định khoản:
A. Nợ TK 632/Có TK 229: 16 triệu
B. Nợ TK 229/Có TK 632: 6 triệu
C. Nợ TK 632/Có TK 229: 13 triệu
D. Nợ TK 229/Có TK 632: 20 triệu
Câu 29: Ngày 31/12/N+1, công ty A lập dự phòng giảm giá cho lô hàng B, số lượng: 2.000 cái, giá ghi sổ kế toán 28.000đ/cái. Giá trị thuần có thể thực hiện được ngày 31/12/N+1 là 25.000 đồng/cái
Biết rằng ngảy 31/12/N Giá trị thuần có thể thực hiện được của lô hàng B vào ngày 31/12/N là 20.000 đ/cái và giá trị ghi sổ ngày 31/12/N vẫn là 28.000 đồng/cái. Tại ngày 31/12/N+1 kế toán định khoản:
A. Nợ TK 229/Có TK 632: 10 triệu
B. Nợ TK 229/Có TK 632: 6 triệu
C. Nợ TK 632/Có TK 229: 8 triệu
D. Nợ TK 229/Có TK 632: 8 triệu
Câu 30: Ngày 28/1/2018 muA hàng tại kho của bên bán và tại ngày này 2 bên đã chuyển giao rủi ro hàng cho bên mua và bên bán đã cung cấp cho bên mua tại ngày 28./1/2018 bộ chứng từ gồm hơp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT và biên bản bàn giao hàng hóa và bên mua đã trả tiền mặt cho bên bán. Ngày 5/2/2018 hàng mới về đến kho. Vậy tại ngày 28/1/2018 có hạch toán ko0? Nếu hạch toán thì hạch toán nghiêp vụ nào?
A. Bên Nợ TK 632
B. Bên Có TK 632
C. Bên Nợ TK 152;153;155;156
D. Bên Có TK 152;153;155;156
Đáp án:
Hy vọng bài viết câu hỏi trắc nghiệm kế toán hàng tồn kho giúp bạn ôn lại được kiến thức. Hãy share bài viết này đến cộng đồng để nhiều người cùng biết mà học. Cám ơn các bạn
Xem câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài sản cố định có đáp án tại đây
Xem một vài câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán có đáp án tại đây
Xem đề thi trắc nghiệm nguyên lý kế toán có đáp án tại đây
Xem Câu hỏi bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có đáp án tại đây
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org