CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nhằm ôn lại kiến thức cho những bạn đang học kế toán. Tôi đã soạn thảo một vài câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán chuyên về tài sản cố định có đáp án bên dưới cuối bài . Hy vọng các bạn sẽ thích.
-Dành cho những bạn đang học kế toán online
-Dành cho sinh viên chuyên ngành kế toán
-Dành cho những bà mẹ bỉm sữa muốn học kế toán
Câu 1: Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình?
A. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
B. Có thời gian sử dụng trên 1 năm
C. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Thời gian sử dụng tài sản cố định là theo Thông tư nào:
A. Thông tư 42
B. Thông tư 41
C. Thông tư 45
D. Cả 3 đều sai
Câu 3: Phân loại Tài sản cố định theo nguồn hình thành bao gồm:
A. Mua sắm, tự xây dựng
B. Đi thuê tài chính
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Câu 4: Tài sản cố định hữu hình khi ghi sổ thì ghi tài khoản cấp 1:
A. Ghi tài khoản cấp 1
B. Cả 2 đều sai
C. Theo tài khoản cấp 2 trong TT200
Câu 5: Phân loại Tài sản cố định theo mục đích sử dụng bao gồm:
A. Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
B. Phát triển khoa học công nghệ
C. Phục vụ hoạt động phúc lợi
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm:
A. Giá mua thực tế phải trả + các khoản thuế không hoàn lại + các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
B. Giá mua thực tế phải trả + các khoản thuế không hoàn lại + chi phí vận chuyển bốc dỡ
C. Giá mua thực tế phải trả + các khoản thuế không hoàn lại + chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận theo nguyên tắc nào:
A. Nguyên tắc hoạt động liên tục
B. Nguyên tắc giá gốc
C. Nguyên tắc thận trọng
D. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Câu 8: Khi TSCĐ hữu hình tăng lên do mua sắm, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211, Nợ TK 1331/Có TK 112; 331
B. Nợ TK 211, Nợ TK 1332/Có TK 112; 331
C. Nợ TK 211/Có TK 112; 331
D. Tất cả đều sai
Câu 9: Khi TSCĐ hữu hình giảm do nhưởng bán, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211, Nợ TK 1331/Có TK 112; 331
B. Nợ TK 811, Nợ TK 2141/Có TK 211; Đồng thời ghi Nợ 131;111;112 có 711 có 33311
C. Nợ TK 211/Có TK 112; 331
D. Tất cả đều sai
Câu 10: Khi TSCĐ hữu hình tăng lên do mua sắm phải trải qua một quá trình lắp đặt, phát sinh nhiều chi phí, kế toán ghi:
A. Nợ TK 211, Nợ TK 1331/Có TK 112; 331
B. Nợ TK 241, Nợ TK 1331/Có TK 112; 331. Nợ TK 211/Có TK 241
C. Nợ TK 211, Nợ TK 1332/Có TK 112; 331
D. Nợ TK 241, Nợ TK 1332/Có TK 112; 331. Nợ TK 211/Có TK 241
Câu 11: Khoản thuế nhập khẩu phải nộp khi mua TSCĐ từ nước ngoài:
A. Tính vào chi phí khác
B. Tính vào chi phí mua hàng
C. Tính vào nguyên giá TSCĐ
D. Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Câu 12: Mua 1 TSCĐ hữu hình từ nước ngoài, giá mua tính theo tỷ giá thực tế là 100 triệu đồng và chưa thanh toán tiền cho người bán. Thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất 10%, thuế GTGT nộp theo thuế suất 5%. Chi phí trước khi sử dụng được trả bằng tiền mặt là 2 triệu đồng.
Nguyên giá TSCĐ trên đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là:
A. 112 triệu đồng
B. 117,5 triệu đồng
C. 110 triệu đồng
D. Cả 3 đều sai
Câu 13: Mua 1 TSCĐ hữu hình từ nước ngoài, giá mua tính theo tỷ giá thực tế là 100 triệu đồng và chưa thanh toán tiền cho người bán. Thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất 10%, thuế GTGT nộp theo thuế suất 5% đã trả bằng tiền mặt. Chi phí trước khi sử dụng được trả bằng tiền mặt là 2 triệu đồng.
Kế toán hạch toán những nghiệp vụ nào và số tiền
A. Nợ 211 có 331: 100 triệu đồng; Nợ 241 có 3333: 10 triệu =100*10%;
Nợ 1332 có 33312: 5.500.000 (100.000.000+10.000.000)*5%;
Nợ 3333 Nợ 33312 có 1111: 15.500.000
B. Nợ 241 có 331: 100 triệu đồng; Nợ 241 có 3333: 10 triệu =100*10%;
Nợ 1332 có 33312: 5.500.000 (100.000.000+10.000.000)*5%;
Nợ 3333 Nợ 33312 có 1111: 15.500.000 (10 triệu+5.500.000);
Nợ 241 có 1111: 2 triệu
Nợ 211 có 241: 100+10+2=112
C. Nợ 241 có 331: 100 triệu đồng; Nợ 241 có 3333: 10 triệu =100*10%;
Nợ 1332 có 33312: 5.500.000 (100.000.000+10.000.000)*5%;
Nợ 3333 Nợ 33312 có 1111: 15.500.000 (10 triệu+5.500.000);
Nợ 241 có 1111: 2 triệu
D. Cả 3 đều sai
Câu 14: Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
A. Nợ TK 211, Nợ TK 1331, Nợ TK 341/Có TK 331
B. Nợ TK 211, Nợ TK 1331, Nợ TK 242/Có TK 331
C. Nợ TK 211, Nợ TK 1332, Nợ TK 341/Có TK 331
D. Nợ TK 211, Nợ TK 1332, Nợ TK 242/Có TK 331
Câu 15: Định kỳ (cuối tháng) phân bổ vào chi phí số lãi trả chậm trả góp từ tài khoản 242, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 635/Có TK 242
B. Nợ TK 811/Có TK 242
C. Nợ TK 635/Có TK 341
D. Nợ TK 811/Có TK 341
Câu 16: Doanh nghiệp nhận được một TSCĐ do Công ty mẹ chuyển xuống để góp vốn, kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại để nhận nhận phần vốn góp của Công ty mẹ theo giá trị còn lại:
A. Nợ TK 211, Nợ TK 214/ Có TK 411
B. Nợ TK 211/Có TK 214, Có TK 411
C. Nợ TK 211, Nợ TK 214/ Có TK 411
D. Nợ TK 211/Có TK 214, Có TK 331
Câu 17: TSCĐ có thể được tính khấu hao theo phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp khấu hao đường thẳng
B. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
C. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 6274/Có TK 214
B. Nợ TK 6414/Có TK 214
C. Nợ TK 6424/Có TK 214
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Cuối tháng 01/N hạch toán khấu hao TSCĐ cho xe ô tô được đưa vào sử dụng từ 01/01/N, biết nguyên giá là 900 triệu đồng, thời gian khấu hao 6 năm, mua về sử dụng cho bộ phận bán hàng. Tính toán và định khoản nghiệp vụ trên vào cuối tháng 1/N:
A. Nợ TK 6274/Có TK 214: 50 triệu
B. Nợ TK 6414/Có TK 214: 50 triệu
C. Nợ TK 6414/Có TK 214: 12.500.00 đồng
D. Nợ TK 6274/Có TK 214: 55 triệu
Câu 20: Sửa chữa nhỏ 1 TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp. Chi phí sửa chữa phát sinh bao gồm:
- Phụ tùng xuất dùng có trị giá: 100.000 đồng (Tức là xuất vật tư từ kho)
- Chi trực tiếp bằng tiền mặt mua bên ngoài: 50.000 đồng
Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 642: 150.000/Có TK 152: 100.000, Có TK 111: 50.000
B. Nợ TK 641: 150.000/Có TK 152: 100.000, Có TK 111: 50.000
C. Nợ TK 642: 150.000/Có TK 153: 100.000, Có TK 111: 50.000
D. Nợ TK 641: 150.000/Có TK 153: 100.000, Có TK 111: 50.000
Câu 21: Doanh nghiệp tự sửa chữa lớn TSCĐ:
- Chi phí nhân công: 200.000 đồng
- Trích BHXH (18%), BHYT (3%), KPCĐ (2%) trên tiền lương 200.000 theo quy định tính vào chi phí
- Phụ tùng xuất dùng có trị giá 2.000.000 đồng
- Chi trực tiếp bằng tiền mặt 152.000 đồng
Công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 242/Có TK 2413: 2.100.000
B. Nợ TK 242/Có TK 2413: 2.200.000
C. Nợ TK 242/Có TK 2413: 2.300.000
D. Nợ TK 242/Có TK 2413: 2.398.000
Câu 22: Doanh nghiệp tự sửa chữa lớn TSCĐ:
- Chi phí nhân công: 200.000 đồng
- Trích BHXH (18%), BHYT (3%), KPCĐ (2%) trên tiền lương 200.000 theo quy định tính vào chi phí
- Phụ tùng xuất dùng có trị giá 2.000.000 đồng
- Chi trực tiếp bằng tiền mặt 152.000 đồng
Công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành. Chi phí sửa chữa lớn được phân bổ dần trong 12 tháng cho phân xưởng sản xuất, mỗi tháng kế toán phân bổ:
A. Nợ TK 627/Có TK 2413: 180.000
B. Nợ TK 641/Có TK 2413: 190.000
C. Nợ TK 627/Có TK 2413: 199.833
D. Nợ TK 641/Có TK 2413: 210.000
Tài liệu này được dùng cho các câu 23; 24; 25; 26. Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau:
1. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng là 2.880.000
2. Khi TSCĐ này hư hỏng, DN đã thuê ngoài sửa chữa với giá là 3.300.000 trong đó thuế GTGT là 300.000, đã thanh toán bằng tiền mặt
3. Kế toán đã kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế và cuối niên độ đã điều chỉnh số trích trước theo số thực tế sửa chữa.
Câu 23: Định khoản nghiệp vụ trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ:
A. Nợ TK 627/Có TK 335: 2.880.000
B. Nợ TK 641/Có TK 335: 2.880.000
C. Nợ TK 642/Có TK 335: 2.880.000
D. Nợ TK 2413/Có TK 335: 2.880.000
Câu 24: Định khoản nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ:
A. Nợ TK 627: 3.000.000, Nợ TK 133: 300.000/Có TK 111: 3.300.000
B. Nợ TK 2413: 3.000.000, Nợ TK 133: 300.000/Có TK 111: 3.300.000
C. Nợ TK 642: 3.000.000, Nợ TK 133: 300.000/Có TK 111: 3.300.000
D. Nợ TK 2413: 3.300.000/Có TK 111: 3.300.000
Câu 25: Kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế:
A. Nợ TK 335/Có TK 2413: 3.000.000
B. Nợ TK 2413/Có TK 335: 3.000.000
C. Nợ TK 627/Có TK 2413: 3.000.000
D. Nợ TK 335/Có TK 627: 3.000.000
Câu 26: Cuối niên độ kế toán điều chỉnh số trích trước theo số thực tế sửa chữa:
A. Nợ TK 641/Có TK 335: 120.000
B. Nợ TK 335/Có TK 641: 120.000
C. Nợ TK 641/Có TK 2413: 120.000
D. Nợ TK 335/Có TK 2413: 120.000
Câu 27: Khi nâng cấp TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh để tập hợp, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 241/Có TK liên quan
B. Nợ TK 242/Có TK liên quan
C. Nợ TK 335/Có TK liên quan
D. Nợ TK 211/Có TK liên quan
Câu 28: Phân loại thuê tài sản bao gồm:
A. Thuê tài chính và thuê ngắn hạn
B. Thuê tài chính và thuê dài hạn
C. Thuê tài chính và thuê hoạt động
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Khi đánh giá lại làm tăng nguyên giá TSCĐ thì khoản chênh lệch tăng thêm sẽ ghi:
A. Nợ TK 211 (213)/Có TK 413
B. Nợ TK 413/Có TK 211 (213)
C. Nợ TK 412/Có TK 211 (213)
D. Nợ TK 211 (213)/Có TK 412
Câu 30: Khi đánh giá lại làm giảm nguyên giá TSCĐ thì khoản chênh lệch giảm xuống sẽ ghi:
A. Nợ TK 211 (213)/Có TK 413
B. Nợ TK 413/Có TK 211 (213)
C. Nợ TK 412/Có TK 211 (213)
D. Nợ TK 211 (213)/Có TK 412
Đáp án:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức kế toán. Rất phù hợp và hữu ích cho những bạn đang học kế toán
✍HÃY SHARE ĐỂ LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẾN CỘNG ĐỒNG. TÔI SẼ VÔ CÙNG CÁM ƠN CÁC BẠN NẾU CÁC BẠN SHARE ĐẾN CÁC GROUP CŨNG NHƯ VỀ TƯỜNG CÁC BẠN
Xem câu hỏi trắc nghiệm kế toán hàng tồn kho tại đây
Xem một vài câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán có đáp án tại đây
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org