CÔNG THỨC QUYẾT TOÁN TNCN PHẢI NỘP CẢ NĂM TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG
★★★Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cả năm (12 tháng)
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công=Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công +Tiền thưởng(30/4;1/5;Tết trung thu; 8/3;2/9; Tiền thưởng cuối năm…)+Phụ cấp khác mà người lao động được hưởng bằng tiền hoặc không phải bằng tiền trừ đi những khoản thu nhập và phụ cấp miễn thuế TNCN
Nhưng lưu ý một số điểm về những khoản lợi ích khác bằng tiền và không phải bằng tiền khi tính thuế thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
- Một: Đối với khoản tiền nhà, điện nước ở thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN: Theo như Điểm 2 Điều 11 của TT92 sửa đổi . Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 của TT111 về các khoản thu nhập tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?
➤ “đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
✦Vậy nếu mà tiền nhà, điện, nước và các dịch vụ khác kèm theo (nếu có) do DN xây dựng cho nhân viên ở mà DN trong khu công nghiệp, tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.SẼ KO TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN
➤Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
✦NẾU MÀ CÁ NHÂN Ở TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC THÌ TÍNH THEO TỶ LỆ. NHƯNG TRONG THỰC TẾ NẾU CÓ Ở CŨNG KHÔNG AI KHAI BÁO LÀM GÌ. VÌ THUẾ SẼ KHÔNG BIẾT TRƯỜNG HỢP NÀY
➤Vậy nếu tiền thuê nhà không phải trường hợp trên, Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
✦Tức không tính quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà). Tức so sánh giữa số 15%*thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công và số tiền thuê nhà mà Cty trả hộ, số nào nhỏ thì lấy số đó).
Ví dụ: Mr A tại Cà Mau vào TPHCM lập nghiệp và được tuyển vào làm việc tại Cty Vinamilk. Mr A được Cty trả mức thu nhập Gross 1 tháng là 15 triệu/tháng và Cty trả tiền thuê nhà là 3 triệu/tháng
Giải: Thu nhập chịu thuế của Mr A là : 15 triệu + tiền thuê nhà không quá 15%*15 triệu=15 triệu +2.250.000 (Vì trả tiền thuê nhà đến 3 triệu>15%*15 triệu). Nếu mà trả tiền thuê nhà là 2 triệu/tháng thì chúng ta cộng tiền thuê nhà là 2 triệu vào thu nhập chịu thuế TNCN
- Hai: Tiền cơm (tiền ăn giữa ca) thì phần vượt 730.000/tháng mới tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương , tiền công. Còn nếu nhận từ 680.000/tháng mà bằng tiền cũng không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Ví dụ: Cty ABC có thuê lao động là MR Nguyễn với hợp đồng lao động là 1 năm. Trong hợp đồng quy định là hàng tháng công ty chi trả tiền cơm là 1.000.000/tháng=> Khoản tiền phải chịu thuế TNCN là 1.000.000-680.000=320.000
- Ba: Phần tiền điện thoại (nếu quy định trong hợp đồng lao động tức là dưới dạng phụ cấp bằng tiền đều nhận hàng tháng mà không có hóa đơn GTGT thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN). Còn nếu không quy định trong hợp đồng mà ra quy định hay quyết định nêu rõ định mức tiền điện thoại mà Cty có hóa đơn tài chính thì phần tiền này sẽ không phải chịu thuế TNCN
✔Nếu công ty quy định mức trong hợp đồng là hàng tháng công ty sẽ chi trả tiền điện thoại theo mức quy định của Công ty theo từng chức vụ và có hóa đơn tài chính mang tên công ty thì khoản tiền điện thoại này sẽ không phải chịu thuế TNCN (Vì có hóa đơn tài chính mang tên Công ty).
✔Ngược lại nếu quy định cụ thể là hàng tháng công ty trả tiền điện thoại giống như 1 khoản phụ cấp và ghi rõ số tiền trong hợp đồng lao động (Không cần hóa đơn tài chính) thì khoản phụ cấp này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
(Các bạn có thể xem CV11478/CT-TTHT ngày 24/12/2014 của Cục thuế HCM) để tham khảo, trích 1 đoạn trong CV như sau:
Trường hợp Công ty theo trình bày có chi phụ cấp điện thoại cho nhân viên vào bảng lương hàng tháng, khoản chi này có quy định trong hợp đồng lao động với mức chi từ 100.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho mỗi nhân viên (không có hóa đơn trả tiền điện thoại mang tên địa chỉ, mã số thuế Công ty) thì đây là khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động được hưởng phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.
- Bốn: Tiền phụ cấp đi công tác phí (Đã bỏ phần chi phí khống chế không quá 2 lần, tức là phù hợp với quy chế công tác phí của Công ty là được)
Theo như Điểm đ.4 Khoản 2 của Điều 2 TT111/2013/TT-BTC về thuế TNCN như sau:
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo như Điểm 4.7 CV 2512/TCT-CS ngày 24/06/2015 về thuế TNDN như sau:
4.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác
- Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
=> Vậy là đã bỏ phần phụ cấp tiền ăn khi đi công tác không quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Do đó, nếu công ty chi trả tiền ăn khi đi công tác theo quy chế nội bộ của Công ty (Ví dụ như Quy chế công tác phí)thì khoản phụ cấp tiền ăn này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
Lưu ý: Cơ sở dữ liệu để quyết toán thuế TNCN là lấy bảng lương 12 tháng của những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, hợp đồng lao động dưới 3 tháng và những khoản hợp đồng tư vấn, dịch vụ mà không phân biệt là có bị khấu trừ thuế hay không bị khấu trừ thuế đều được tính là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
★★★Bước 2: Xác định tổng các khoản giảm trừ của cả năm (12 tháng). (Bao gồm giảm trừ bản thân, Giảm trừ người phụ thuộc, Giảm trừ BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, Trừ quỹ hưu trí tự nguyện giảm trừ những khoản đóng góp từ thiện)
☛Trừ cho Bản thân (12 tháng, cho dù trong năm không làm đủ 12 tháng): 9 triệu *12=108 triệu
☛Trừ cho Gia cảnh người phụ thuộc (3.6 triệu/người/tháng*Số tháng nuôi dưỡng trong năm). (Ví dụ con sinh ra tháng 3/2015 thì tính giảm trừ từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2015). Lưu ý không giới hạn số người phụ thuộc.
☛Trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH; BHYT; BHTN) tính từ lúc đóng cho đến 31/12 hàng năm (Lấy các khoản giảm trừ thực tế về bảo hiểm trên bảng lương 12 tháng cộng lại)
☛Trừ Quỹ hưu trí tự nguyện (nếu tự tham gia): không quá12 triệu/năm (trong năm đóng lúc nào thì tính theo số thực chi từ lúc đóng nhưng không quá 1 triệu/tháng)
- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000 đồng/tháng, tương ứng với 9.600.000 đồng/năm thì mức được trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 9.600.000 đồng/năm.
- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 24.000.000 đồng/năm thì mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động được trừ là 12.000.000 đồng/năm.
☛Trừ cho các khoản đóng góp từ thiện theo quy định của Nhà nước (thường khoản này ít có)
Một số lưu ý về việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc
- Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định. (Việc tính giảm trừ cho bản thân không cần phải đăng ký với thuế). Điều này quy định tại Điểm C.1.3 Khoản 2 Điều 9 của TT111/2013/TT-BTC
Ví dụ 6: Giả sử từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014 ông G không có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014 ông G có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động không kỳ hạn để làm việc tại Công ty Y thì trong năm 2014 ông G được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 1/2014 đến hết tháng 12/2014.
- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Điểm C.2.3 của khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung cần lưu ý tại điểm này như sau:
- Người phụ thuộc đã đăng ký mẫu giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp MST.
Các bạn xem tại Điểm g Khoản 1 Điều 9 của TT111 thì các bạn phải chuẩn bị bộ hồ sơ cho đầy đủ (Lưu tại Công ty mà không cần phải gửi cho thuế bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc). Vì mỗi trường hợp của người phụ thuộc sẽ có những giấy tờ khác nhau (Lưu ý hồ sơ chứng minh người phụ thuộc không cần phải công chứng), ví dụ bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc trong 1 số trường hợp:
g.1) Đối với con:
g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
................................................................................................................
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại Tờ khai đăng ký giảm trừ người phụ thuộc.
Ví dụ 7: Giả sử tháng 3/2015 bà K sinh con, tháng 6/2015 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2015 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2015, khi quyết toán bà K được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2015 đến hết tháng 12/2015 mà không phải đăng ký lại mẫu 02.
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (tại tiết d1;d2;d3 Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013) sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế. (tức là được gửi mẫu Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN đến ngày 31/3 hàng năm)
Ví dụ 8: Giả sử tháng 3/2015 bà K sinh con, tháng 6/2015 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 6/2015 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2015, khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2015 thì bà K phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số TT92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên người nộp thuế không được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đó . (TỨC LÀ NẾU KO PHẢI VỢ CHỒNG THÌ CHỈ ĐƯỢC ĐẾN NGÀY 31/12 THÔI MÀ KO THỂ KÉO DÀI QUA NGÀY 31/12 hàng năm)
Ví dụ: Ông A có người em ruột (Nguyễn Thị C) đang học đại học và đang nuôi dưỡng người em này để đi học (Nuôi từ tháng 1/2015). Nếu trong năm chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi tính thuế TNCN. Thì muốn giảm trừ gia cho em trai thì phải đăng ký Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN theo TT92 chậm nhất là ngày 31/12 của năm phát sinh nuôn dưỡng. Xem mẫu
- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế. (Điểm C.2.4 Khoản 1 Điều 9 của TT111/2013)
Ví dụ: 2 vợ chồng có 1 người con đang học phổ thông. Khi tính thuế TNCN thì chỉ tính giảm trừ người phụ thuộc là con vào thu nhập của người chồng hoặc người vợ thôi mà không được tính giảm trừ con cho cả vợ và chồng
★★★Bước 3: Tính ra được thu nhập tính thuế cả năm: Thu nhập tính thuế cả năm bằng (Bước 1 trừ bước 2)
▶Nếu Âm thì xem như là Thu nhập tính thuế cả năm là số âm=> Không phải nộp thuế TNCN của cả năm
▶Nếu Dương thì lúc này thu nhập tính thuế bình quân 1 tháng =Thu nhập tính thuế cả năm/12 tháng
★★★Bước 4: Xác định số thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng
Xác định số thuế TNCN phải nộp từng tháng bằng (=) thu nhập tính thuế bình quân tháng nhân với thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
★★★Bước 5:Xác định được số thuế TNCN phải nộp của cả năm bằng (=) số thuế TNCN phải nộp từng tháng nhân (x) với 12 tháng.
➤Nếu số phải nộp cả năm theo quyết toán mà lớn hơn số đã tạm nộp trong năm thì Cá nhân phải nộp thêm thuế=Số phải nộp quyết toán cả năm – số thuế đã tạm nộp trong năm
➤Nếu số phải nộp cả năm theo quyết toán mà nhỏ hơn số đã tạm nộp trong năm thì Cá nhân nộp thừa. Vậy số thuế nộp thừa là=Số đã nộp trong năm –Số phải nộp cả năm=> Cá nhân được Cty tự trích tiền ra trả khoản tiền nộp thừa cho người lao động (nếu người lao động này thuộc trường hợp ủy quyền cho Cty quyết toán, còn nếu cá nhân tự quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế thì xin hoàn thuế trực tiếp với Cơ quan thuế hoặc bù trừ vào kỳ quyết toán năm tiếp theo nhưng phải làm Tồ khai quyết toán thuế năm).
Ví dụ: Sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân 108 triệu đồng và 2 người phụ thuộc 86,4 triệu đồng (3,6 triệu đồng × 2 người × 12 tháng), bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 20 triệu đồng. Ngoài ra, không có các khoản giảm trừ khác. Thu nhập tính thuế của ông A trong năm 2014 là 240 triệu (454.400.000-108.000.000-86.400.000-20.000.000)
Trong đó: tháng 1: 29.400.000 (trong đó thu nhập từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng năm 2013 trả trong tháng 01/2014 là 12 triệu); tháng 2 nghỉ việc không có thu nhập; tháng 3 đến tháng 9: 45 triệu/tháng; tháng 10 nghỉ việc không có thu nhập, tháng 11, tháng 12: 55 triệu/tháng. Thuế TNCN của ông A được xác định như sau:
✚Thu nhập tính thuế bình quân tháng là:
240 triệu đồng: 12 tháng = 20 triệu đồng/1tháng
✚Thuế thu nhập cá nhân 1 tháng là:
20% × 20 triệu đồng - 1,65 = 2,35 triệu đồng
✚Thuế thu nhập cá nhân năm 2014 là:2,35 triệu × 12 = 28,2 triệu đồng
LIÊN HỆ VỚI TÔI
Hotline hỗ trợ: 0914.540.423
Facebook (Hải Bùi): https://www.facebook.com/hai.bui.526
Group Facebook: tự học kế toán và thuế
Fanpage: https://www.facebook.com/tuhocketoanvathue/
Youtube: tự học kế toán
Email: buitanhai1610@gmail.com
Website bán sách tự học kế toán: www.sachketoan.org